Với 448,3 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Viglacera sẽ chi ra 448,3 tỷ đồng để trả số cổ tức trên. Xét về cơ cấu cổ đông, hiện Công ty CP Hạ tầng Gelex đang là cổ đông lớn nhất khi nắm giữ 225,1 triệu cổ phiếu VGC, tương ứng với tỷ lệ 50,21% vốn; cổ đông lớn thứ hai là Bộ Xây dựng sở hữu 38,58% vốn. Như vậy Hạ tầng Gelex có thể nhận về 225,1 tỷ đồng còn Bộ Xây dựng nhận về 127,9 tỷ đồng từ việc Viglacera tạm ứng cổ tức.
Trước đó, tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay, công ty đã công bố mức cổ tức dự kiến cho năm nay là 16% bằng tiền. Đơn vị này cũng có truyền thống trả cổ tức bằng tiền từ năm 2019 đến nay - năm đầu cổ phiếu VGC được niêm yết trên HoSE với mức giao động từ 10% - 15%.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 14/5, cổ phiếu VGC có 62.800 đồng/cp, giảm 10% so với đỉnh lịch sử 69.800 đồng vào ngày 26/8 nhưng tăng 23,8% so với đầu năm. Đến phiên sáng 15/5, cổ phiếu VGC tăng 1.200 đồng lên mức 64.000 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt hơn 1 triệu đơn vị (lúc 11h29).
Ngày 7/9 vừa qua, Viglacera đã tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm nay. Báo cáo về tình hình kinh doanh, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty cho biết luỹ kế 8 tháng đầu năm 2022, VGC ghi nhận doanh thu và lợi nhuận hợp nhất trước thuế đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, lần lượt đạt 10.194 tỉ đồng và 1.992 tỉ đồng, ước cả năm đạt 16.579 tỉ đồng và 2.265 tỉ đồng, tăng 48% và 47% so với thực hiện năm 2021.
Được biết, trong năm 2022, Viglacera đặt mục tiêu doanh thu 15.000 tỷ đồng (tăng 35% so với thực hiện năm 2021) và lãi trước thuế 1.700 tỷ đồng (tăng 10%). Như vậy, sau 6 tháng, công ty đã vượt xa kế hoạch lợi nhuận năm.
Trong đó, khối vật liệu xây dựng 8 tháng đầu năm đạt 950 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm là 1.105 tỷ đồng (vượt 125% kế hoạch năm), tăng trưởng 24% so với thực hiện năm 2021. Khối bất động sản 8 tháng thực hiện 1.364 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm là 1.548 tỷ đồng (vượt 12% kế hoạch năm), tăng trưởng 49% so với thực hiện năm 2021.
Bên cạnh đó, đại hội đã thông qua chủ trương khảo sát dự án đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị tại Cộng hoà Dominica. Đây là quốc gia lớn thứ hai ở Antilles theo diện tích và giữ vị trí số 1 về quy mô GDP của vùng Caribe. Bên cạnh ngành sản xuất đường truyền thống, hiện nay niken và sắt đã trở thành những mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này.
Một nội dung đáng chú ý khác là thông qua việc bầu bà Trần Thị Minh Loan - Giám đốc Ban Tài chính kế toán, đại diện cho phần vốn nhà nước của Bộ Xây dựng, giữ chức Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019-2024, thay cho ông Nguyễn Anh Tuấn - Tổng giám đốc công ty. Còn ông Nguyễn Anh Tuấn vẫn tiếp tục giữ vị trí Tổng giám đốc Tổng công ty.
Cuối cùng, đại hội đã thông qua việc điều chỉnh mức thù lao cho Trưởng Ban Kiểm soát Trần Mạnh Hữu từ 65,8 triệu đồng/tháng lên 92,67 triệu đồng/tháng và bà Nguyễn Thị Cẩm Vân, thành viên Ban Kiểm soát từ 65,8 triệu đồng/tháng lên 69,5 triệu đồng/tháng.
Trong khuôn khổ Đại hội, lãnh đạo Viglacera cho biết công ty sẽ tiến hành nghiên cứu khảo sát, đánh giá toàn diện để xây dựng Đề án đầu tư phát triển Nhà ở xã hội giai đoạn 2022-2030.