Vốn hóa doanh nghiệp nào tăng - giảm mạnh nhất sàn chứng khoán?

Trong tháng 11, thị trường chứng khiến vốn hóa doanh nghiệp trên sàn chứng khoán thay đổi liên tục. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến thứ hạng của các doanh nghiệp.

Có thể nói, tháng 11 vừa qua là một tháng đầy "thăng trầm" của sàn chứng khoán Việt Nam khi chứng khiến hàng loạt sự biến đổi "dị thường" chưa từng có. VN-Index từ mức 1.028 điểm đã có lúc giảm xuống kỷ lục chỉ còn 874 điểm.

Tuy nhiên, lực cầu bắt đáy quay trở lại trong những ngày cuối cùng đã kéo chỉ số này chốt hạ vào ngày cuối cùng của tháng 11 tại 1.048 điểm, tăng 1,9% so với cuối tháng 10. Trong đó, vốn hóa thị trường của HOSE hiện ở mức 4,18 triệu tỷ đồng, tăng gần 82 nghìn tỷ đồng so với cuối tháng 10.

Thanh khoản thị trường cũng có dấu hiệu được cải thiện, đặc biệt là trong 3 phiên cuối tháng 11, khi giá trị giao dịch bình quân tăng gấp rưỡi so với các phiên trước đó.

vốn hóa
Đáng chú ý, vốn hóa doanh nghiệp giảm mạnh nhất tháng 11 phải kể đến là Novaland (NVL), khi bị để mất 91 nghìn tỷ đồng

Tổng giá trị vốn hóa doanh nghiệp nhóm cổ phiếu VN30 hiện ở mức 3 triệu tỷ đồng, chiếm 71,8% vốn hóa của HOSE. Trong đó, Vietcombank tiếp tục giữ vị trí quán quân số 1 về vốn hóa, đạt 383 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 10% trong tháng 11.

Ba vị trí tiếp theo đã có sự thay đổi khi Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (HOSE: GAS) tụt xuống vị trí thứ 4 sau khi vốn hóa giảm 0,8%. Vingroup và Vinhomes cùng tăng một bậc để lên vị trí thứ 2 và thứ 3 sau khi vốn hóa tăng trên 20%.

Đáng chú ý, vốn hóa doanh nghiệp giảm mạnh nhất tháng 11 phải kể đến là Novaland (NVL), khi bị để mất 91 nghìn tỷ đồng và Phát Đạt (PDR) giảm 20,2 nghìn tỷ đồng. Với việc tụt giảm này, Novaland từ vị trí thứ 7 trong VN30 nhưng nay đã tụt xuống vị trí thứ 20. Trong khi đó, Phát Đạt trở thành doanh nghiệp nhỏ nhất trong VN30.

Nguyên nhân là do cả NVL và PDR đều trải qua chuỗi 17 phiên giảm sàn liên tiếp và liên tục phải có giải trình với UBCKNN.

Chỉ đến những phiên giao dịch cuối cùng của tháng 11, lực cầu bắt đáy mới xuất hiện để "giải cứu" 2 cổ phiếu này. Theo đó, NVL và PDR đều đã tăng trần trong 2 phiên giao dịch 29/11 va 30/11.

Theo sau NVL và PDR, một cổ phiếu khác cũng giảm mạnh trong tháng qua là MWG của Thế Giới Di Động. MWG có tổng cộng 5 phiên giảm sàn liên tiếp. Điều này đã khiến vốn hóa của Thế Giới Di Động giảm khoảng 11 nghìn tỷ đồng trong tháng 11, tương ứng 14,5%.

Có một ông lớn khác cũng phải kể đến là HPG của Tập đoàn Hoà Phát. Chỉ trong tháng 11, Chủ tịch Hoà Phát đã bị ra khỏi nhóm tỷ phú USD của Việt Nam, sau đó lại trở lại nhóm khi cổ phiếu HPG được giải cứu khỏi 1x.

Được biết, thị trường chứng khoán hồi phục mạnh trong bối cảnh nhiều thông tin hỗ trợ xuất hiện. Đầu tiên, phải kể đến nỗ lực của Chính phủ và các bên liên quan trong việc tìm giải pháp cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp lớn phát hành thành công trái phiếu đã kéo lại niềm tin của nhà đầu tư, và khẳng định dòng tiền luôn sẵn sàng với các doanh nghiệp có khả năng tài chính.

Ngoài ra, tỷ giá hạ nhiệt phần nào giúp Ngân hàng Nhà nước thuận lợi hơn cho việc hỗ trợ thanh khoản hệ thống. Đồng thời, một số ngân hàng trong nước cũng có động thái giảm lãi suất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...