Vụ tấn công tên lửa Iran qua lời kể của binh sĩ Mỹ và NATO tại căn cứ ở Iraq

CNN công bố 1 video của binh sĩ Mỹ, ghi lại cảnh các tên lửa Iran tấn công căn cứ không quân Ayn al-Assad ở Iraq ngày 08/01/2029. Video cho thấy lính Mỹ ẩn nấp trong hầm ngầm khi cuộc tấn công diễn ra.

Video của binh sĩ Mỹ, từ hầm ngầm ghi lại cuộc tấn công tên lửa của Iran

Đài truyền hình Đan Mạch 2 đã phỏng vấn những binh sĩ Đan Mạch, đồn trú trong căn cứ khi cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran diễn ra. Những binh sĩ Đan Mạch thuộc Lực lượng Liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo, đang có mặt tại căn cứ.

Đài truyền hình Đan Mạch II phỏng vấn trung sỹ John ở Kuwait

Theo thông tin từ cuộc phỏng vấn này, ngày 08.01.2020, trung sĩ John và các binh sĩ Đan Mạch khác chờ đợi nhiều giờ cuộc tấn công tên lửa của Iran vào căn cứ quân sự Ain al-Asad thuộc tỉnh Al-Anbar, miền tây Iraq. Điều đó có nghĩa là, Liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu đã biết rõ thời gian của cuộc tấn công, đã di chuyển binh lực, vũ khí trang bị vào hầm ngầm, được xây dựng từ thời tổng thống Saddam Hussein.

Những hầm ngầm từ thời Saddam Hussein lại che chở cho lính Mỹ khỏi cuộc tấn công tên lửa từ Iran. Video HispanTV

"Tình huống thật sự tồi tệ. Điều này không thể mô tả được và không nên trải nghiệm. Chúng tôi không thể làm gì, chỉ có thể chấp nhận. Chúng tôi không thể sử dụng những kỹ năng đã được huấn luyện trong tình huống này” - trung sĩ John nói.

Một phóng viên của Đài truyền hình Đan Mạch 2 phỏng vấn John, sau khi 133 binh sĩ Đan Mạch, thành viên của Chiến dịch Nhổ tận gốc (Operation Inherent Resolve) được sơ tán khỏi căn cứ đến Kuwait. Theo những nguồn tin quân sự, 6 giờ trước khi Iran triển khai tấn công, chính phủ Đan Mạch và Lực lượng Vũ trang quốc gia này đã biết cuộc tấn công sắp xảy ra, Iran không hề giữ bí mật, John và những người lính khác ở căn cứ đã được thông báo về tình huống

“Chúng tôi xuống hầm ngầm chờ và đợi cuộc tấn công kết thúc, sau đó chúng tôi có thể trở lại cuộc sống bình thường một lần nữa. Tôi không biết chúng tôi đợi bao lâu, nhưng khoảng vài giờ”, trung sĩ John cho biết.

Cuộc tấn công đến và vẫn làm cho những quân nhân NATO bị sốc.

“Đột nhiên, đợt sóng tấn công ập đến. Chín tên lửa phát nổ liên tiếp. Không thể mô tả được cảm giác. Tôi chưa bao giờ trải nghiệm bất cứ điều gì tương tự và hy vọng sẽ không bao giờ gặp lại một lần nữa” trung sĩ nói. Theo ông, toàn bộ boong-ke rung chuyển, bụi đất rơi xuống từ trần hầm.

Trung sĩ Đan Mạch nói: “Chúng tôi phải giữ khăn trên mặt để có thể thở được”. Sự thiếu hiểu biết và bất lực là điều tồi tệ nhất mà các binh sĩ NATO đã trải nghiệm.

Không biết đợt tấn công tiếp theo là bao nhiêu quả tên lửa và khi nào sẽ tiếp diễn. Khi xuống hầm ngầm, chúng tôi không thể có ý kiến ​​gì chỉ có thể ngồi và chờ đợi. Chúng tôi không thể sử dụng bất kỳ kỹ năng nào đã được huấn luyện. Chúng tôi chỉ có thể chờ đợi một đợt tấn công mới và điều gì đó sẽ xảy ra”, John mô tả.

Khi cuộc tấn công kết thúc, những người lính Đan Mạch rất ngạc nhiên vì thiệt hại không quá lớn. Những người lính nghĩ rằng, khi đi ra ngoài, họ sẽ thấy một sa mạc với mọi thứ bị phá hủy.

Cảm giác cuộc tấn công đầu tiên nghiêm trọng đến mức gần như chắc chắn rằng sẽ là sa mạc vàng và sẽ không còn gì. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên khi tên lửa không rơi trúng đầu của chúng tôi. Quả tên lửa gần nhất cách vị trí trú ẩn của chúng tôi 300 mét, khi chúng tôi đi bộ xung quanh, có một nửa trực thăng chiến đấu bị phá hủy và có những hố lớn, có thể đỗ một xe tải trong đó, trung sĩ nói.

Các nhà tâm lý học đang trên đường đến Kuwait để giúp những người lính Đan Mạch phục hồi tinh thần sau vụ tấn công. John nói: Chúng tôi thực sự cần. Đây là một tình huống mà chúng tôi không được đào tạo. Thậm chí trong phóng sự video, có thể nghe thấy tiếng khóc sợ hãi của những người lính.

Có 2 kết luận từ phóng sự truyền hình Đan Mạch:

Thiệt hại thực sự lớn hơn nhiều so với những gì mà Mỹ thừa nhận, trong đó là những máy bay trực thăng bị phá hủy và hàng loạt công trình quân sự cùng trang thiết bị.

Câu hỏi thứ hai: Những người lính Đan Mạch (đơn vị thành viên của Chiến dịch Nhổ tận gốc, được cho là đã chiến đấu với lực lượng khủng bố và huấn luyện quân đội Iraq), hoảng loạn vì một cuộc tấn công tên lửa được báo trước, đã chiến đấu như thế nào? nếu không bị khủng bố tấn công, có thể từ súng máy, pháo kích hay tên lửa? Họ huấn luyện quân đội Iraq chiến đấu với thường dân, hay chờ một cuộc không kích vô hiệu quá toàn bộ sức kháng cự của dối phương. sau đó xông vào, chỉ đơn giản là bắt giữ (hoặc loại bỏ) bất kỳ kẻ sống sót nào, không có khả năng chống cự?

Cuộc phỏng vấn cho thấy, lực lượng NATO, được cho là đánh bại IS, trước một cuộc tấn công báo trước, chỉ có thể ngồi trong hầm và sau đó cần một nhà tâm lý học. Điều đó cho thấy, những chiến thẵng cũng như những chiến dịch, có quá nhiều phần trăm của công tác tuyên truyền.

Có thể bạn quan tâm

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Thế giới nên đối diện với "Trump 2.0" theo cách nào?

Trong cả cuộc marathon bầu cử Tổng thống Mỹ, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí là lo ngại về khả năng trở lại chiếc ghế quyền lực của một trong những nhà lãnh đạo khó đoán định nhất: "Trump 2.0".

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

"Trump 2.0" sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?

Tính tới 11h30 ngày 6/11, ông Trump đang dẫn trước bà Harris với những phiếu đã kiểm, Đảng Cộng hòa của ông Trump cũng gần như chắc chắn giành thắng lợi tại cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ. Câu hỏi hiện tại là Trump 2.0 sẽ như thế nào?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ "hậu bầu cử"?

Cuộc đua tới chiếc ghế quyền lực nhất thế giới đang diễn ra, và sẽ sớm đi tới màn cao trào ngày 5/11. Với tiền lệ từ sau cuộc bầu cử trước, nước Mỹ cũng đang nín thở chờ xem điều gì sẽ xảy ra sau khi ông Trump hoặc bà Harris được tuyên bố thắng cuộc...