Xu hướng mua hàng giả ngày càng tăng cao trong đại dịch

Xu hướng tìm và mua hàng giả tăng cao trong thời kỳ đại dịch. Những món hàng giả Gucci được tìm kiếm 87.600 lượt chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm. Các mặt hàng giả của Yeezy và Crocs cũng được tìm nhiều.

Những thiết kế giả của Rolex vẫn được tìm kiếm nhiều nhất với 228.000 lượt tìm kiếm. Trong khi đó, chiếc thắt lưng Gucci là phổ biến nhất với 56.400 lượt tìm kiếm.

Đồng hồ giả của Rolex được tìm kiếm nhiều nhất. Ảnh: SCMP.

Những thương hiệu đồ giả được tìm kiếm nhiều nhất:

  • Rolex - 228.000 lượt tìm kiếm
  • Louis Vuitton - 118.000 lượt tìm kiếm
  • Gucci - 87.600 lượt tìm kiếm
  • Yeezy - 37.200 lượt tìm kiếm
  • Crocs - 25.200 lượt tìm kiếm

Những món đồ hàng giả được tìm kiếm nhiều nhất:

  • Thắt lưng Gucci - 56.400 lượt tìm kiếm
  • Gucci slide - 15.600 lượt tìm kiếm
  • Yeezy Boost 350 - 12.000 lượt tìm kiếm
  • Áo sơ mi Gucci - 8.400 lượt tìm kiếm
  • Ví Louis Vuitton - 7.200 lượt tìm kiếm

Trong một nghiên cứu của Uswitch và công ty Ahrefs, Gucci là 1 trong những nhãn hàng bị nhái nhiều nhất từ nhu cầu mua sắm của đối tượng không đủ khả năng chi trả cho hàng hiệu. Năm 2019, mức thiệt hại của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi vấn nạn hàng giả lên đến con số 464 tỷ USD.

Thương hiệu Gucci bị làm giả sản phẩm. Ảnh: Sneakers News.

Theo báo, sản phẩm giả của Gucci được tìm kiếm 87.600 lượt chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm với các mặt hàng như thắt lưng, sơ mi, áo phông, phụ kiện giày dép. "Hàng giả tạo điều kiện lớn cho việc phát triển ngành kinh doanh trực tuyến dù chúng là bất hợp pháp và phi đạo đức", tạp chí Esquire mở đầu. Một báo cáo mới của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tiết lộ những thương hiệu và hàng hóa giả được thèm muốn nhất.

Bên cạnh đó, báo cáo này còn cho thấy xu hướng thay đổi của thời trang cũng như các mặt hàng phổ biến nhất hiện nay. Một trong những sản phẩm đang có chiều hướng tăng là Crocs với 25.200 lượt tìm kiếm hàng năm.

Với mức độ phổ biến trên thị trường, Crocs bị nhiều thương hiệu làm nhái. Ảnh: SCMP.

Vào tháng 7, Crocs đã đệ đơn kiện 21 công ty vi phạm bản quyền khi sản xuất hàng giả, trong đó có Walmart và Hobby Lobby. Danielle - phó chủ tịch điều hành kiêm giám đốc pháp lý của Crocs - cho biết: "Chúng tôi bắt buộc phải bảo vệ DNA đặc biệt của thương hiệu và sẽ không tha thứ cho những hành động vi phạm bản quyền hoặc những công ty cố gắng sản xuất hàng nhái tràn lan trên thị trường".

Thậm chí, nhãn hàng còn yêu cầu Ủy ban thương mại quốc tế của Mỹ (ITC) ban hành lệnh cấm nhập khẩu giày dép giả được sao chép từ phiên bản gốc đã đăng ký độc quyền. Biên tập viên thời trang Katie Abel nhận định Crocs đang tăng cường sự tập trung của người tiêu dùng về hình ảnh thương hiệu và độ nhận diện trên thị trường để phát triển doanh thu. Tuy nhiên, việc hàng giả xuất hiện khá nhiều với mức giá thấp hơn sẽ làm giảm giá trị nhãn hàng.

Vào tháng 7, Crocs đã đệ đơn kiện 21 công ty vi phạm bản quyền khi sản xuất hàng giả.

Ngoài ra, giày Yeezy cũng lọt vào danh sách hàng giả với lượt tìm kiếm rất cao. Công ty Uswitch và Ahrefs cũng đưa ra chỉ số chi tiết về sản phẩm cụ thể như Yeezy Boost 350 giả ở mức 12.000 lần và Balenciaga Triple S nằm trong khoảng 7.200 lần. Những con số được công ty sử dụng công cụ tìm kiếm trên các trang bán hàng trực tuyến Net-a-Porter, Farfetch rồi thêm cụm từ hàng giả để dò tìm và đúc kết được số liệu cụ thể.

Giày Yeezy Boost 350 giả có hơn 20.000 lượt tìm kiếm trong năm 2021. Ảnh: WWD.

Có thể bạn quan tâm