Xuất hiện gia đình tỷ phú USD mới của Việt Nam

Khi các ngân hàng lên sàn kéo theo quy mô vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam tăng vọt đang tạo nên nhiều tỷ phú USD mới của Việt Nam.
Xuất hiện gia đình tỷ phú USD mới của Việt Nam

Mới đây, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cho biết sẽ đưa hơn 1,1 tỷ cổ phiếu TCB lên niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vào ngày 4/6 tới với mức giá 128.000 đồng, cao nhất so với tất cả các cổ phiếu ngân hàng hiện niêm yết trên TTCK.

Với mức giá 128 ngàn đồng, Techcombank lên sàn sẽ có vốn hóa 149.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 6,5 tỷ USD, cao thứ hai trong số các ngân hàng đã niêm yết, chỉ sau Vietcombank (hiện có vốn hóa khoảng 8,4 tỷ USD). Vốn hóa của Techcombank sẽ cao gấp rưỡi của BIDV và Vietinbank.

Hiện Techcombank có 41.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ hơn 11.500 tỷ. Theo kế hoạch, ngân hàng này sẽ tăng vốn điều lệ lên gấp 3 lần lên gần 35.000 tỷ thông qua chia cổ tức với tỷ lệ 200% bằng cổ phiếu từ nguồn vốn sẵn có, là phần cổ tức các cổ đông đã tích lũy suốt nhiều năm vừa qua. Với mức pha loãng như vậy, giá sẽ điều chỉnh về khoảng hơn 40 ngàn đồng/cp. Hiện tại, room của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 22,5%.

Trước thềm niêm yết, Techcombank cũng đã thu về gần 1 tỷ USD từ đợt bán vốn cho nước ngoài. Theo đó, nhà băng này đã bán tổng cộng hơn 164 triệu cổ phiếu, tương đương 14% vốn điều lệ ngân hàng cho các nhà đầu tư tổ chức nước ngoài với giá 128.000 đồng/cổ phiếu, bằng giá tham chiếu và thu về 21.000 tỷ đồng. Điều này giúp vốn chủ sở hữu đạt mức 41.000 tỷ đồng, tương đương các ngân hàng có vốn Nhà nước.

Cùng với việc Techcombank lên sàn, TTCK sẽ chứng kiến sự xuất hiện của 1 doanh nhân gốc Đông Âu giàu có ngang tầm tỷ phú USD. Trước thời điểm Ngân hàng Techcombank lên sàn của nhóm người nhà ông Hồ Hùng Anh đã có một loạt các thương vụ mua bán cổ phiếu.

Hiện tại, ông Hồ Hùng Anh đang sở hữu 13,1 triệu cổ phiếu Techcombank. Vợ con và mẹ ông Hùng Anh nắm giữ một số lượng lớn cổ phiếu TCB. Nhà ông Hồ Hùng Anh sẽ nắm tổng cộng 159,3 triệu cổ phiếu TCB, tương đương gần 14% vốn điều lệ.

Với mức giá dự kiến chào bán cổ phiếu với giá 128.000 đồng/cp, gia đình nhà ông Hồ Hùng Anh có thể sẽ sở hữu số cổ phần trị giá lên tới hơn 20 ngàn tỷ đồng, nhiều gấp đôi tài sản nhà ông Ngô Chí Dũng, chủ tịch HĐQT VPBank.

"Techcombank sẽ ngân hàng thứ 3 trong 10 ngân hàng (ngay sau TPBank) lên sàn trong năm nay sau cú chào sàn thành công của cổ phiếu VPB của Ngân hàng VPBank của ông Ngô Chí Dũng và HDBank của nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo trong vài tháng vừa qua. Theo kế hoạch, trong năm 2018, một loạt ngân hàng nữa dự kiến cũng sẽ lên sàn gồm: NamABank, MaritimeBank, SeABank, OCB, SaigonBank, ABBank, VietABank, góp phần mang lại sức hấp dẫn cho nhóm cổ phiếu ngành này.

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...