25 thói quen chi tiêu tài chính cá nhân cần lưu ý

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích về chi tiêu tài chính cá nhân để đảm bảo chi tiêu hợp lý, tạo của ăn của để nhằm phòng lúc sa cơ cũng như tạo nguồn chu cấp lúc tuổi già.
25 thói quen chi tiêu tài chính cá nhân cần lưu ý

1. Luôn theo dõi các khoản thu nhập và chi tiêu.

2. Thận trọng với việc chi tiêu quá mức cho quà tặng.

3. Chú ý lãi suất đảm bảo bằng thế chấp, kể cả sau khi bạn mua nhà.

4. Đừng quyết định mua bất cứ thứ gì bởi sự bốc đồng. Một trong những cách tốt nhất giúp bạn tránh tình trạng này là lập danh mục những thứ cần mua trước khi đi mua sắm.

5. Xem ngay hóa đơn thanh toán khi nhận được.

6. Thanh toán hóa đơn qua mạng nếu có thể.

7. Phớt lờ sự tiện dụng của thẻ tín dụng, bởi thanh toán qua thẻ tín dụng thường có phí cao, làm cho hàng mua bị đắt hơn.

8. Tiết kiệm một phần thu nhập để dự phòng cho khi về già. Cố gắng tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập.

9. Để tiền trong ví ở mức tối thiểu cần thiết, để tránh vung tay quá trán.

10. Hằng tháng, chi tiêu ít hơn số tiền kiếm được.

11. Phải có chiến lược thoái vốn khi đầu tư. Nếu thiếu chiến lược này, bạn sẽ không xác định được thời điểm thu lợi hoặc cắt lỗ.

12. Đừng bao giờ lấy kết quả trong quá khứ để đảm bảo cho kết quả trong tương lai.

13. Đọc kỹ mọi văn bản hợp đồng trước khi ký.

14. Lập kế hoạch cho thực đơn ăn uống. Ăn uống ở nhà là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu chi tiêu hàng tháng cho ăn uống.

15. Thanh toán ngay các hóa đơn.

16. Tận dụng các phiếu mua hàng giảm giá, khuyến mại.

17. Chỉ sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng khi bạn có thể thanh toán đầy đủ vào cuối mỗi tháng.

18. Đừng bao giờ kỳ vọng giải quyết vấn đề tiền nong bằng nguồn thừa kế.

19. Tránh vay nóng để trang trải tạm thời khoản tài chính nào đó.

20. Đừng coi tiền an sinh xã hội là nguồn chu cấp chính cho bạn khi nghỉ hưu.

21. Tránh xa xổ số và các trò tương tự.

22. Lập và thường xuyên cập nhật kế hoạch tiết kiệm.

23. Đừng bao giờ chi trả quá mức cho bảo hiểm.

24. Phải hiểu rõ chứng khoán và các công cụ tài chính khác trước khi đầu tư vào các lĩnh vực này.

25. Coi gia đình như một doanh nghiệp để quản lý tài chính hợp lý hơn.

Có thể bạn quan tâm