Đằng sau trào lưu thời trang công sở xấu của giới trẻ Trung Quốc

Giới trẻ xứ Trung đang rộ lên trào lưu mặc trang phục xấu xí khi đi làm vì bất mãn và không cảm thấy thú vị với công việc công sở…

Đằng sau trào lưu thời trang công sở xấu của giới trẻ Trung Quốc

Giới trẻ Trung Quốc mặc những bộ quần áo pijama tồi tệ nhất, những đôi giày lông xù xấu xí và đến văn phòng làm việc. Làn sóng này như một cuộc nổi dậy đầy mỉa mai của thanh niên Trung Quốc nhằm chống lại mọi thứ, từ những người lãnh đạo tồi, điều kiện làm việc tệ cho đến vấn đề lương thấp và thời gian làm việc quá tải.

Hàng loạt những video mang tên “Hãy sẵn sàng với tôi” đang thịnh hành trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc như Tik Tok và Douyin. Trong video là những bộ trang phục đi làm trông rất thô thiển và không phù hợp với môi trường công sở.

Trong vòng nhiều tháng, người dùng mạng xã hội Trung Quốc đã đăng các hashtag như #grossoutfitforwork hay #uglyclothes. Rất nhiều người bàn tán và chia sẻ về những bộ trang phục công sở “xấu xí”, tạo ra một cuộc cạnh tranh xem ai mặc bộ đồ tệ nhất.

Chỉ riêng trên nền tảng mạng xã hội Trung Quốc Weiwei, hashtag “grossoutfitforwork” (trang phục công sở thô thiển) đã thu hút hơn 140 triệu lượt xem và hàng chục nghìn cuộc thảo luận.

Vào tháng 2/2024, một bài đăng của người dùng Douyin có tên Kendou S, cho biết cô mặc một bộ trang phục để chống chọi với thời tiết lạnh giá nhưng đã bị cấp trên phạt vì bộ trang phục quá thô thiển. Bài đăng này sau đó đã được lan truyền rộng rãi.

Trong một video khác, được 752.000 lượt thích và được đăng lại hơn 1,4 triệu lần, Kendou S khoe một trong những bộ trang phục phản cảm của mình. Bộ trang phục để lộ hết lớp này đến lớp khác của nhiều chiếc áo khác nhau và bên trong là một bộ đồ ngủ.

2-7612.png

Không chỉ có trang phục của Kendou S là độc lạ, hàng loạt những bộ trang phục công sở “xấu xí” nổi lên như một trào lưu. Những chiếc khăn trùm đầu màu xám, găng tay đỏ rách rưới, váy len lông cừu, quần pijama kẻ sọc và cả những đôi tất len màu sắc sặc sỡ, đã xuất hiện trong nhiều video trên các nền tảng mạng xã hội Trung Quốc.

Đáp lại những bài đăng này, một người phụ nữ đã bình luận: “Đồng nghiệp của tôi nói rằng tôi ăn mặc như một người đàn ông hoang dã”. Một người khác đã chia sẻ câu chuyện của mình rằng sếp của anh ấy đã cấm anh ấy bắt tay với khách hàng và đưa cho anh ấy 50 nhân dân tệ để giặt chiếc áo khoác bẩn thỉu.

Trào lưu trang phục công sở “xấu” đã tạo nên một câu hỏi nhận được nhiều sự đồng tình từ giới trẻ xứ Trung đó là tiền lương ít ỏi, đồng nghiệp xấu xí thì một bộ trang phục đẹp để làm gì?

1-7967.png
4-2924.png

Trước đó, giới trẻ Trung Quốc đã từng tạo ra một làn sóng mang tên “bữa tiệc từ chức” và thậm chí còn trả tiền để được nghỉ việc và trở thành “đứa trẻ toàn thời gian”. Trào lưu trang phục công sở thô thiển dường như là nỗ lực của một số thanh niên Gen Z bất mãn với công việc, trong bối cảnh Trung Quốc đang có một triển vọng kinh tế ảm đạm và tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kỷ lục.

Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc đang bước vào một thị trường làm việc khốc liệt. Theo chính phủ nước này, tỷ lệ thất nghiệp vào tháng 12/2023 ở mức 14,9% ở những người từ 16 đến 24 tuổi. Con số này trước đó đã đạt mức cao kỷ lục 21,3% vào tháng 6/2023.

Bohan Qiu, nhà sáng lập của Boh Project cho hay, những người trẻ Trung Quốc hiện nay nghĩ rằng công việc và triển vọng cuộc sống của họ trong tương lai không mấy tươi sáng nên họ không mặn mà và trở nên chán nản với công việc.

Ông nói thêm, các công ty đã luôn thúc đẩy mọi người phải đấu tranh để giành lấy “miếng bánh” kinh tế nhưng thanh niên Trung Quốc phần lớn lại cho rằng đó chỉ là một lời nói dối và họ sẽ không nhận được đãi ngộ như công ty đã nói.

Việc thế hệ trẻ xứ Trung đã quen với việc làm trực tuyến từ xa trong thời kỳ đại dịch và mặc những bộ trang phục thoải mái. Điều này phần nào đó đã khiến cho thói quen ăn mặc "xuề xòa" được duy trì và trở nên cực đoan trong khoảng thời gian gần đây.

Các phương tiện truyền thông nhà nước của Trung Quốc đã phải đưa ra lời khuyên rằng, nhân viên văn phòng hãy ăn mặc phù hợp, có thái độ làm việc đúng đắn, không ảnh hưởng đến người khác và không phạm phải các vấn đề nguyên tắc tại nơi làm việc.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những giá trị trường tồn

Những giá trị trường tồn

Đồng hồ xa xỉ có thể trên cổ tay người đeo đến hàng thập niên, thậm chí, tiếp tục qua tay chủ mới và có thể “ăn ở” cùng họ thêm hàng thập niên nữa...

Adidas Samba và Adidas Gazelle hiện là hai mẫu giày được "săn lùng" nhiều nhất trên thị trường

Adidas hái ra tiền khi Nike gặp khủng hoảng

Khi Nike ngày một chìm sâu trong bế tắc, Adidas lại đạt được doanh số bán hàng ấn tượng đồng thời ghi nhận lợi nhuận ròng cao nhất trong 3 năm nhờ thành công vượt trội của hai mẫu giày Samba và Gazelle…