Hôm nay 12/4: Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm mạnh

Vàng sụt giảm chủ yếu do đồng USD tăng mạnh và chứng khoán Mỹ có xu hướng đi lên sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số PPI.
Hôm nay 12/4: Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt giảm mạnh

Mở cửa phiên giao dịch sáng nay 12/4, giá vàng miếng tại Hà Nội được Tập đoàn DOJI niêm yết ở mức 36,38-36,48 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 120.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua-bán so với phiên giao dịch hôm qua. Chênh lệch giá mua bán đang là 100.000 đồng/lượng.

Tại TP.HCM, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,34-36,49 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), giảm 110.000 đồng/lượng ở chiều mua vào, giảm 130.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với cùng thời điểm giao dịch hôm qua. Chênh lệch giá mua bán hiện là 150.000 đồng/lượng.

Giá vàng thế giới sáng 12/4 (theo giờ Việt Nam) hiện giao dịch ở mức 1293,2 USD/oz, giảm 14,1 USD/oz so với phiên giao dịch hôm qua. Quy đổi ra VND theo tỷ giá tại Vietcombank (23.150 VND/USD), mỗi lượng vàng thế giới có giá tương đương 36,06 triệu đồng, thấp hơn giá vàng SJC 420.000 đồng/lượng.

"Vàng sụt giảm chủ yếu do đồng USD tăng mạnh và chứng khoán Mỹ có xu hướng đi lên sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố chỉ số giá bán của người sản xuất Producer Price Index (PPI) bất ngờ tăng 0,6% trong tháng 3, cao hơn nhiều so với dự báo 0,3% và cao hơn hẳn so với mức tăng 0,1% trong tháng 2. Đây là lần đầu tiên trong 4 tháng, số liệu chỉ số giá bán của người sản xuất tăng vượt kỳ vọng. 

PPI là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu hướng và đo lường mức độ biến động giá bán của các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu trên thị trường sơ cấp vào một thời kỳ (thường là tháng) này so với thời kỳ khác.

PPI tăng ở mức cao cho thấy nền kinh tế Mỹ diễn biến tích cực, thay cho hàng loạt các lo ngại trước đó cho rằng nền kinh tế số 1 thế giới sẽ suy giảm tăng trưởng. Sự lo ngại trên diện rộng thậm chí còn ảnh hưởng tới chính sách của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Trong biên bản hộp của Fed vừa được công bố, cơ quan này cho biết quyết định của Fed hồi tháng 3 về việc tạm ngừng nâng lãi suất trong năm nay chủ yếu là do sự bất ổn của nền kinh tế Mỹ và toàn cầu cũng nhữ lạm phát dịu bớt đầy bất ngờ.

Một tín hiệu cũng đáng quan tâm là ngân hàng trung ương các nước trên thế giới đang có xu hướng giảm tỷ trọng dự trữ ngoại hối bằng đồng USD và thay vào đó là bằng vàng. Tổng dự trữ ngoại hối bằng đồng USD của tất cả ngân hàng trung ương các nước trên thế giới hiện xuống dưới ngưỡng 62%.

Có thể bạn quan tâm