Vì sao hàng giả ngập tràn trên các trang thương mại điện tử?

Chỉ một vài thao tác trên máy tính bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có thể sở hữu một gian hàng trên một số sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Sendo… đây  là nguyên nhân chính khiến hàng giả, h
Vì sao hàng giả ngập tràn trên các trang thương mại điện tử?

Bản chất tất cả các ông lớn của ngành thương mại điện tử  như Alibaba, Amazon, eBay, Lazada, Jomashop,... không phải là bên bán hàng họ trực tiếp sản xuất ra, mà thực chất họ chỉ là bên trung gian cho thuê gian hàng và thu phí của người bán, mức phí này được tính dựa trên quy mô/khả năng kết nối giữa bên bán hàng và người mua hàng.

Hầu hết các trang TMĐT giống như một cái chợ, trong đó Công ty quản lý trang TMĐT đóng vai trò là ban quản lý chợ cung cấp các gian hàng cho thuê và thu phí người bán. Đương nhiên với cơ chế đó các công ty TMĐT sẽ đẩy mạnh càng nhiều gian hàng càng tốt, lợi nhuận sẽ tỷ lệ thuận với số gian hàng. Chính vì lý do này, việc đăng ký một gian hàng trên các trang TMĐT là khá dễ dàng.

Hiện nay, mở tài khoản trên sàn thương mại điện tử đơn giản đến mức dễ như mở một tài khoản ở diễn đàn, không cần đăng ký kinh doanh và không phải trả phí cho nhà xây dựng nền tảng, thậm chí không cần xác minh danh tính.

Việc bán hàng trên các trang TMĐT hiện nay cũng được thả nổi không kém, người bán hàng thoải mái muốn bán gì thì bán, bán giá nào thì giá, đăng thông tin thế nào thì đăng trên các sàn.

Một người bán hàng trên các trang TMĐT cho biết: “Khi mở shop trên Sendo, có một bước yêu cầu cam kết không bán hàng giả, hàng nhái, mình chỉ cần click vào là xong. Với Shopee thậm chí không yêu cầu chuyện đó. Nhưng ngay cả có yêu cầu cam kết như Sendo thì cũng không kiểm duyệt gì đâu, mình muốn bán gì thì bán thôi”.

Việc kiểm soát một cách sơ sài, thậm chí là không kiểm soát các mặt hàng đăng bán của các sàn TMĐT khiến khách hàng như gặp không ít phiền toái khi mua sắm, khách hàng lạc giữa một rừng hàng hóa không rõ nguồn gốc khi lướt trên các trang TMĐT hiện nay.

Hậu quả của việc không kiểm soát hàng hóa đăng bán, một shop online tại Hà Nội đã “vô tư” bán đồ chơi cho trẻ em có bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc trên Shopee. Vụ việc chỉ bị phát hiện khi phụ huynh mua hàng về phản ánh. Sau đó Shopee mới biết và gỡ sản phẩm, nhưng đã có 17 bộ bản đồ được bán thành công.

Thậm chí sản phẩm trên được rao bán trên Shopee không hề có nhãn mác bằng tiếng Việt, hoàn toàn là chữ Trung Quốc và tiếng Anh. Ngoài ra, hình ảnh thể hiện trên Shopee khiến khách hàng rất khó biết được nội dung về “đường lưỡi bò”, chỉ khi mua về mới phát hiện ra.

Sản phẩm được đăng bán trên Shopee

Đáng nói việc xử phạt các hành vi sai phạm hiện nay còn khá nhẹ nhàng khiến người bán cũng như công ty TMĐT bất chấp lợi nhuận vẫn ngang nhiên vi phạm.

Theo quy định hiên hành: "Về nguyên tắc, sản phẩm do ai bán ra thì người đó phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, trách nhiệm của sàn là phải gỡ bỏ sản phẩm đó khi bị phản ánh. Trừ khi sàn giao dịch không gỡ sản phẩm sẽ bị xử phạt".

Như vậy, trong trường hợp bán đồ chơi cho trẻ em có bản đồ đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc,  Shopee vô can nếu công ty này gỡ sản phẩm sau khi phát hiện vi phạm.

Việc hàng giả được bán trên các trang TMĐT không phải là vấn đề mới, Alibaba (chợ TMĐT lớn nhất Trung Quốc) từ lâu đã phải đối mặt với những lời cáo buộc rằng các nền tảng bán hàng của họ là nơi ẩn náu của hàng giả. Đến mức, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) năm ngoái đã đưa Taobao vào danh sách “đen” chứa chấp hàng giả. Chủ sở hữu các thương hiệu như Gucci, Yves Saint Laurent cách đây hai năm cũng đã kiện Alibaba vì phân phối hàng giả.

Trong một báo cáo được gửi tới USTR vào tháng 10 năm ngoái, Alibaba tự hào khoe công nghệ và tài nguyên sử dụng để ngăn chặn hàng giả từ các nền tảng thương mại điện tử của mình. Công ty cho biết hệ thống của họ đủ mạnh để quét 10 triệu sản phẩm mỗi ngày. Kết quả là, trong 12 tháng Alibaba đã chủ động loại bỏ 380 triệu sản phẩm nghi ngờ là hàng nhái được rao bán. 

.

Có thể bạn quan tâm