2 Phó Tổng giám đốc của Sacombank từ nhiệm

Bà Nguyễn Ngọc Quế Chi và bà Nguyễn Thị Lệ An thôi làm Phó Tổng giám đốc theo nguyện vọng cá nhân và yêu cầu tái cơ cấu ngân hàng theo hướng tinh gọn bộ máy.
2 Phó Tổng giám đốc của Sacombank từ nhiệm

Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) vừa công bố thông tin về thay đổi nhân sự ban điều hành.

Theo đó, bà Nguyễn Ngọc Quế Chi thôi giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Sacombank kể từ ngày 10/9/2018; bà Nguyễn Thị Lệ An thôi giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Sacombank kể từ ngày 20/9/2018.

Ngân hàng cho biết, việc thôi nhiệm là theo nguyện vọng cá nhân, đáp ứng lộ trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngân hàng theo hướng tinh gọn bộ máy quản trị và điều hành sau quá trình sáp nhập.

Bà Nguyễn Thị Lệ An, sinh năm 1981, được bổ nhiệm giữ chức Phó tổng giám đốc Sacombank từ tháng 7/2012. Trước khi gia nhập Sacombank, bà An từng là Phó Giám đốc Chi nhánh Minh Phụng; Trưởng phòng Hành chính; Trưởng phòng Tổ chức và Phát triển nguồn nhân lực...của Ngân hàng Phương Nam.

Bà An cũng từng là Phó Tổng Giám đốc phụ trách Hội đồng quản trị và Tổ chức Nhân sự NH Đệ Nhất (trước khi sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn).

Bà Nguyễn Ngọc Quế Chi, sinh năm 1969, được bổ nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc Sacombank hồi tháng 9/2017. Trước đó bà Chi từng công tác tại Techcombank.

Như vậy với sự thay đổi này, Ban điều hành của Sacombank hiện chỉ còn 15 người với bà Nguyễn Đức Thạch Diễm là Tổng giám đốc và 14 Phó Tổng giám đốc. Các nhân sự cấp cao đến từ Ngân hàng Phương Nam cũng không còn ai. 

“Trong 6 tháng đầu năm 2018, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2018 đạt gần 1.000 tỷ đồng, hoàn thành 54,2% kế hoạch năm.

Đến hết quý 2/2018, tổng tài sản của Sacombank đạt gần 401.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với đầu năm, trong đó tỷ trọng tài sản có sinh lời tăng 3,5%; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng nhanh hơn mức tăng của ngành, đạt hơn 364.000 tỷ đồng, tăng 11,9% so với đầu năm, thị phần huy động tăng từ 4,7% lên 4,9%.

Tổng tín dụng đạt hơn 247.000 tỷ đồng, tăng 9,6% so với đầu năm, thị phần cho vay tăng lên 3,6% so với 3,5% thời điểm đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể xuống 3,3% dư nợ so với 4,28% hồi cuối năm 2017 là 4,28%. Dự kiến nợ xấu sẽ giảm xuống dưới 3% vào cuối năm 2018.

Tổng thu nhập của Sacombank hơn 5.000 tỷ đồng, tăng 49,1% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, thu dịch vụ tiếp tục tăng trưởng tích cực 35%, đạt 1.134 tỷ đồng. Các tỷ suất sinh lời đều cải thiện với ROA 0,4% và ROE 6,55%.

Đáng chú ý, Sacombank đã thu hồi được hơn 3.600 tỷ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng trong 6 tháng đầu năm 2018. 

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…