2017 là năm dễ kiếm tiền nhất trong hơn 2 thập kỷ

Giá cả ba kênh đầu tư là cổ phiếu, trái phiếu và vàng đều tăng lên trong 8 tháng đầu năm nay.
2017 là năm dễ kiếm tiền nhất trong hơn 2 thập kỷ

Bất chấp việc năm nay có hàng loạt sự kiện khiến nhà đầu tư lo ngại, rất nhiều tài sản lớn trên thế giới vẫn tăng đáng kể. Chỉ số S&P 500 trên sàn chứng khoán Mỹ đã tăng 10%, giá vàng tương lai lên 16% và giá trái phiếu chính phủ Mỹ cũng tăng 6%.

Năm 2017 vẫn còn 4 tháng nữa mới kết thúc. Tuy nhiên, tính đến hôm nay, đây là năm đầu tiên từ 1993 mà cả ba tài sản này đều tăng giá hơn 5%, theo số liệu của FactSet.

Dĩ nhiên, đà tăng đồng thời của các chỉ số này cũng là chuyện hiếm có. Cổ phiếu và trái phiếu được coi là hai lựa chọn đầu tư truyền thống để thay thế nhau. Nhu cầu cổ phiếu sẽ tăng khi nhà đầu tư lạc quan về kinh tế. Ngược lại, họ sẽ mua trái phiếu khi cần nơi trú ẩn trước biến động. Còn vàng được coi là tài sản nhà đầu tư tìm đến khi sợ hãi và lạm phát. Nỗi sợ sẽ có lợi cho cổ phiếu và bất lợi với trái phiếu.

Vì bản chất mâu thuẫn này, cổ phiếu, trái phiếu và vàng thường không tăng giá đồng thời. Trên CNBC, Ari Wald - Giám đốc quỹ Oppenheimer giải thích rằng năm nay, hiện tượng này phản ánh "môi trường tăng trưởng kinh tế ổn định".

Nói cách khác, nền kinh tế hiện đủ mạnh để các công ty kiếm nhiều tiền hơn. Vì thế, giá cổ phiếu của họ tăng. Dù vậy, lạm phát lại ổn định hơn dự kiến, khiến trái phiếu tăng giá. Còn thế giới cũng nhiều sự kiện gây lo ngại để khiến giá vàng không đi xuống.  

Dĩ nhiên, các nhà phân tích cho rằng những biến động vĩ mô này không thể giúp họ rút ra kết luận gì. "Tôi không nghĩ rằng chỉ vì những tài sản này tăng giá, mà chúng ta đúc rút được điều gì đó", Mike Binger - giám đốc công ty cố vấn đầu tư Gradient Investments nhận xét, "Mọi chuyện đang rất tuyệt vời. Cứ tận hưởng nó thôi".

Theo Vnexpress.net

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...