Trong những thập kỷ gần đây, Trung Quốc đã tăng trưởng nhanh đáng kể so với mức trung bình và nước này hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới tính theo GDP danh nghĩa. Vào năm 2021, Trung Quốc có GDP danh nghĩa là 17,73 nghìn tỷ USD và GDP thực là 27,31 nghìn tỷ USD. Để so sánh, Mỹ có GDP danh nghĩa là 23,32 nghìn tỷ USD và GDP thực là 23 nghìn tỷ USD cho năm 2021.
Những năm gần đây, Ấn Độ cũng đã cho thấy tốc độ tăng trưởng nhanh vượt bậc. Theo chính phủ Ấn Độ, GDP của quốc gia này đã tăng trưởng 8,7% trong năm tài chính 2021-2022 và có thể tăng 7% trong năm tài chính tiếp theo. Nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và tiềm năng đáng kể, nền kinh tế của Ấn Độ là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP danh nghĩa là 3,176 nghìn tỷ USD và GDP thực là 10,19 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Nhiều quốc gia khác ở châu Á như Indonesia cũng đã tăng trưởng kinh tế đáng kể.
Với sự phát triển kinh tế liên tục ở Trung Quốc, Ấn Độ và các nước lớn khác cùng khu vực, châu Á có thể sẽ vượt châu Âu về tổng kim ngạch xuất khẩu trong tương lai. Xuất khẩu rất quan trọng đối với các thị trường mới nổi vì chúng có thể tạo ra việc làm mới, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng nhanh chóng hơn.
Nhiều quốc gia tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á là các quốc gia với thị trường mới nổi vẫn đang phát triển nền kinh tế của họ. Các thị trường mới nổi có thể mở rộng nhanh chóng và dễ dàng hơn so với các thị trường đã phát triển, giúp châu Á có được tốc độ tăng trưởng đáng chú ý.
Tuy nhiên, năm 2022 vừa rồi là một năm đầy thách thức đối với nhiều nền kinh tế châu Á khi việc Cục Dự trữ Liên bang Fed tăng lãi suất khiến tăng trưởng trở nên khó khăn hơn. Với lãi suất cao hơn đáng kể ở Mỹ, lợi suất trái phiếu kho bạc của quốc gia này đã tăng đáng kể từ đầu năm 2022. Do đó, một số nguồn vốn đã chuyển từ các thị trường mới nổi ở châu Á sang Mỹ. Điều này dẫn đến các quốc gia ở châu Á có ít nguồn lực hơn mức họ cần để phát triển.
Nếu Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất lên nữa thì năm 2023 sẽ là một thách thức với khu sự tăng trưởng của khu vực này vì nó có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu hay thậm chí là suy thoái ở Mỹ. Do Mỹ là nhà nhập khẩu lớn các sản phẩm từ nhiều quốc gia trên thế giới, nên sự suy thoái ở nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể làm chậm tăng trưởng ở những nơi khác.
Dù vậy, châu Á nhìn chung vẫn còn tăng trưởng trên mức trung bình trong những thập kỷ tới nếu khu vực này có thể tận dụng được tiềm năng của mình.
Dưới đây là 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Châu Á dựa trên danh sách thay đổi tỷ lệ phần trăm tăng trưởng GDP thực hàng năm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF năm 2023.
Bangladesh
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế dự kiến năm 2023 theo IMF: 6%
Bangladesh đứng thứ 5 trong danh sách 15 quốc gia phát triển nhanh nhất ở châu Á do IMF kỳ vọng nền kinh tế của quốc gia này sẽ tăng trưởng 6% trong năm nay. Về dài hạn, Bangladesh có tiềm năng tăng trưởng kinh tế đáng kể nhờ lợi tức nhân khẩu học và dân số lớn với khoảng 170 triệu người.
Maldives
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế dự kiến năm 2023 theo IMF: 6,1%
Maldives là một quốc gia bao gồm 1192 hòn đảo ở Nam Á mà IMF dự kiến sẽ tăng trưởng 6,1% vào năm 2023. Năm ngoái, quốc gia này là một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới với Ngân hàng Phát triển Châu Á ước tính nền kinh tế của quốc gia này sẽ tăng trưởng khoảng 8,2%.
Ấn Độ
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế dự kiến năm 2023 theo IMF: 6,1%
Ấn Độ dự kiến sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng của châu Á trong năm nay khi IMF kỳ vọng nền kinh tế của nước này sẽ tăng trưởng 6,1% vào năm 2023. Ấn Độ có dân số trẻ, có thể tạo ra lợi tức nhân khẩu học trong vài thập kỷ tới và giúp ích cho sự phát triển của kinh tế quốc gia. Đồng thời, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh khiến Ấn Độ có tiềm năng tăng GDP bình quân đầu người đáng kể trong vài thập kỷ tới. Với những này, GDP danh nghĩa của Ấn Độ có thể tăng trung bình 6,3% cho đến năm 2030 theo ước tính của S&P và nền kinh tế của nước này có khả năng tăng gấp đôi so với mức hiện tại vào năm 2031 theo ngân hàng Morgan Stanley.
Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế dự kiến năm 2023 theo IMF: 6,2%
Việt Nam là quốc gia ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ tăng trưởng kinh tế 6,2% vào năm 2023 theo dự đoán của IMF. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã mở rộng đáng kể khi đất nước tiếp tục phát triển. Vào năm 2022, GDP của quốc gia này tăng 8,02%, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1997 do doanh số bán lẻ trong nước tăng mạnh và xuất khẩu tiếp tục tăng. Khi nhiều cơ sở sản xuất chuyển đến Việt Nam, Việt Nam có tiềm năng tăng cường xuất khẩu hơn nữa.
Campuchia
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế dự kiến năm 2023 theo IMF: 6,2%
Campuchia đứng thứ nhất trong danh sách 15 quốc gia phát triển nhanh nhất ở châu Á của chúng tôi do IMF kỳ vọng nước này sẽ mở rộng nền kinh tế thêm 6,2% vào năm 2023. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á vào tháng 9 năm 2022, GDP của nước này dự kiến sẽ tăng 5,3% vào năm 2022 và tăng thêm 6,2% vào năm 2023.