5 xu hướng làm đẹp đang được ưa chuộng tại Hàn Quốc

Các xu hướng làm đẹp Hàn Quốc luôn được các tín đồ chào đón và áp dụng để chăm sóc cho làn da yêu quý của mình. Theo các chuyên gia chăm sóc sắc đẹp hàng đầu Hàn Quốc, đây sẽ là những xu hướng skincare được ưa chuộng trong năm nay.

1. Chăm dưỡng làn da với hanbang

Hanbang là tên gọi chỉ các thành phần thảo dược được dùng phổ biến trong các bài thuốc truyền thống của Hàn Quốc, tiêu biểu trong số đó là nhân sâm, cam thảo, đại hồi, hoa sen, diếp cá,... Các thành phần thảo dược này có ưu điểm là lành tính, mang đến nhiều công dụng quý giá như chống viêm, trị mụn, chống lão hóa, dưỡng trắng,... Vốn đã tồn tại từ lâu đời song trong năm 2021 này, các thương hiệu K-Beauty sẽ tập trung phát triển các sản phẩm với loại thành phần này hơn nữa.

Dưỡng da với Hanbang

Một số thành phần hanbang thường có mặt trong mỹ phẩm Hàn Quốc như rễ nhân sâm, cây diếp cá, hoa sen, cây đại hồi. Chúng có đặc tính chống lão hóa, chống viêm và tái tạo da. Ảnh: The Klog.

2. Mỹ phẩm "sạch"

Hiện nay, trào lưu làm đẹp Hàn Quốc “clean beauty” đang ngày càng được ưa chuộng bởi độ an toàn, thành phần lành tính, không gây độc hại cho làn da. Nhiều thương hiệu phát triển và cho ra mắt các sản phẩm không chứa chất phụ gia hóa học, hương liệu hay thành phần nhân tạo.

Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ bị kích ứng da hay gây hại cho da. Người tiêu dùng nhận thức rõ và để ý về những gì họ bôi lên da. Vì thế trong năm 2021, xu hướnglàm đẹp Hàn Quốc này được dự đoán sẽ bùng nổ mạnh mẽ.

Mỹ phẩm sạch

Các sản phẩm K-beauty sẽ còn nhẹ nhàng hơn với các thành phần hiệu quả từ thực vật.

3. Tinh dầu hạt cà rốt

Vitamin A là hoạt chất có tác dụng chống oxy hóa cực kỳ hiệu quả, và cà rốt là một nguồn cung cấp vitamin A dồi dào. Do đó, rất nhiều thương hiệulàm đẹp Hàn Quốc đã nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm được chiết xuất từ dầu hạt cà rốt.

Nhằm mục đích bổ sung dưỡng chất vitamin A cho da giúp ngăn chặn quá trình lão hóa da một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, vitamin A còn có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm tuyệt vời giúp nuôi dưỡng làn da sáng đẹp từ bên trong.

Tinh dầu hạt cà rốt

Thành phần tinh dầu hạt cà rốt được coi là một “anh hùng thầm lặng” trong công cuộc dưỡng da với lượng vitamin A dồi dào và khả năng chống oxy hóa tuyệt vời.

4. Chăm sóc da với rau má

Một trong những xu hướng làm đẹp Hàn Quốc đang rất hot hiện nay là dùng nguyên liệu rau má để chăm sóc da. Loại thảo mộc này có đặc tính kháng viêm và làm dịu da rất tốt. Trong tình trạng vì đại dịch mà mọi người phải thường xuyên đeo khẩu trang, dẫn đến làn da bị bí thở, kích ứng, thì các sản phẩm có chiết xuất rau má rất được tin dùng.

Chính vì thế, các thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc đã nhanh chóng cho ra mắt các sản phẩm skincare có chứa thành phần rau má rất tốt cho da.

Chăm sóc da bằng rau má

Việc giảm bớt sự căng thẳng, kích ứng của da là sự quan tâm hàng đầu. Kem dưỡng, toner hay mặt nạ giấy chứa chiết xuất rau má là giải pháp làm dịu hiệu quả.

5. Skincare theo chủ nghĩa tối giản

Mặc dù trước đây xu hướng chăm sóc da kiểu Hàn rất nổi tiếng với phương pháp skincare 7 bước hay 10 bước. Vậy nhưng gần đây phương pháp này đang dần trở nên bão hòa và xu thế của các tín đồ làm đẹp trong thời gian tới sẽ là dưỡng da một cách tối giản và linh hoạt với ít bước, ít sản phẩm hơn trước. Chủ nghĩa skincare tối giản sẽ tập trung vào các dòng sản phẩm đơn giản với 1 thành phần, 1 chức năng chính và lành tính để làn da có thể hấp thụ một cách tốt nhất.

Skin care tối giản

Bạn có thể dễ dàng thay đổi thói quen chăm sóc da, linh hoạt tập trung các dòng sản phẩm sạch và đơn giản, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều.

Xem thêm

Bạn đã tẩy trang đúng cách?

Bạn đã tẩy trang đúng cách?

Bạn tẩy trang nhưng vẫn nổi mụn, vẫn cảm thấy khó chịu ngứa rát, khó chịu... Vậy tẩy trang đúng cách là như thế nào để da luôn sạch bẩn và ngăn ngừa được vi khuẩn?
Bí quyết đẹp dáng sáng da cùng Kỷ tử

Bí quyết đẹp dáng sáng da cùng Kỷ tử

Kỷ tử được xem là vị thuốc vô cùng phổ biến, với nhiều lợi ích tuyệt vời giúp bồi bổ sức khỏe, chữa các bệnh về xương, chống ung thư… Đặc biệt, loại quả mọng sấy khô này còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp cải thiện làn da và vóc dáng.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...