Ấn Độ thử tên lửa phòng không tầm trung, liên doanh chế tạo với Israel

MRSAM, Hệ thống Phòng thủ Tên lửa & Phòng không tầm trung do IAI, Israel & DRDO Ấn Độ đồng phát triển được thử nghiệm thành công trên thao trường thử nghiệm ở Ấn Độ tuần trước.

MRSAM là hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa tầm trung tiên tiến, có tính năng kỹ chiến thuật tác chiến tối ưu chống lại nhiều loại vũ khí tấn công đường không.

MRSAM do công ty IAI và DRDO liên doanh phát triển, nhằm phục vụ các lực lượng vũ trang Ấn Độ. IAI hợp tác với doanh nghiệp công nghiệp của Israel và Ấn Độ như Rafael, TATA, BEL, L&T, BDL và nhiều nhà sản xuất tư nhân khác.

Hệ thống tên lửa sẽ được trang bị cho Không quân Ấn Độ, Lục quân, Hải quân Ấn Độ và Lực lượng Phòng vệ Israel. Hệ thống bao gồm Radar mảng pha hiện đại hóa, hệ thống chỉ huy điều khiển hỏa lực, xe phóng cơ động cao và tên lửa đánh chặn với khí tài tự dẫn radar RF Seeker tiên tiến.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Boaz Levy của công ty IAI: “Hệ thống Phòng thủ Tên lửa & Phòng không MRSAM là một hệ thống tiên tiến, sáng tạo, cuộc thử nghiệm một lần nữa chứng minh được khả năng tiên tiến của vũ khí, chống lại nhiều mối đe dọa”.

Mỗi cuộc thử nghiệm hệ thống phòng không là một sự kiện hoạt động phức tạp, những hạn chế trong đại dịch COVID-19 làm tăng đáng kể cấp độ phức tạp của công việc.

Cuộc thử nghiệm này cũng là minh chứng cho mối quan hệ đối tác bền chặt giữa IAI và Ấn Độ cũng như giữa hai quốc gia. IAI tự hào dẫn đầu mối quan hệ hợp tác hiệu quả này với DRDO và các lực lượng vũ trang Ấn Độ, luôn cống hiến cho sự thành công liên tục của sự hợp tác quốc phòng”.

Thử nghiệm hệ thống, được thực hiện trên thao trường của Ấn Độ, cho thấy tất cả các thành phần của hệ thống vũ khí đều làm hài lòng khách hàng.

Các chuyên gia Israel, các nhà khoa học, sĩ quan các cấp Ấn Độ đã tham gia và chứng kiến cuộc thử nghiệm. Cuộc thử nghiệm đặt ra các kịch bản tham chiếu khắc nghiệt khác nhau, chứng minh những khả năng chiến đấu của hệ thống.

Trong cuộc thử nghiệm, tên lửa đánh chặn MRSAM được phóng từ giá phóng di động trên đất liền, tấn công tiêu diệt các mục tiêu đường không.

Kịch bản diễn tập bao gồm, Radar MMR kỹ thuật số của Hệ thống phát hiện và khóa mục tiêu, tổ hợp phóng tên lửa đánh chặn MRSAM về phía đường bay mục tiêu. Tên lửa sử dụng radar đầu dẫn khóa mục tiêu và đánh chặn thành công.

Barak 8 (Lightning) còn được gọi là MR-SAM là tên lửa đất đối không (SAM) của Ấn Độ-Israel, được thiết kế để đánh chặn và tiêu diệt các loại mục tiêu trên không bao gồm máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình chống hạm, UAV, tên lửa đạn đạo các loại, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu phản lực.

Có hai phiên bản hệ thống phòng không trên biển và trên đất liền. MRSAM là cấu hình trên đất liền của hệ thống tên lửa trong đội hình khẩu đội. Khẩu đội chiến đấu bao gồm hệ thống chỉ huy và điều khiển hỏa lực, radar phát hiện, theo dõi mục tiêu, dẫn đạn, tên lửa phòng không và hệ thống phóng di động.

Xe phóng tên lửa di động của MRSAM

Mỗi xe phóng có tám tên lửa trong hai ngăn xếp và được phóng từ thùng phóng vận tải container. Hệ thống xe phóng được trang bị một bộ dò tìm tần số vô tuyến (RF) tiên tiến.

Lục quân Ấn Độ đặt hàng 5 trung đoàn tên lửa phòng không (MRSAM) với 40 xe phóng và 200 tên lửa, giá thành 2,4 tỷ USD. Hệ thống dự kiến được triển khai về đơn vị chiến đấu năm 2023, những đợt giao hàng đầu tiên bắt đầu vào năm 2020.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…