APEC trước hai chiến lược thương mại đối kháng Mỹ-Trung

Nhân thượng đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã có hai nhãn quan đối chọi nhau về thương mại to
APEC trước hai chiến lược thương mại đối kháng Mỹ-Trung

Theo AFP, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đến Đà Nẵng vào buổi trưa, vài giờ trước khi thượng đỉnh thường niên của APEC khai mạc.

Các nhà lãnh đạo trong vùng kinh tế năng động nhất địa cầu, tạo ra hơn 60% của cải thế giới, chờ Tổng thống Donald Trump làm sáng tỏ nhãn quan "Một vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do và rộng mở" trong chủ trương "Nước Mỹ trước đã".

Quyết định của ông Trump rút bỏ Hiệp Định Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) ba ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống đã làm nhiều nước thành viên bối rối.

Trong khi nước Mỹ của Donald Trump co cụm trong chủ thuyết "Kinh tế quốc gia chủ nghĩa" thì Trung Quốc của Chủ tịch Tập Cận Bình tiến lên một bước, với hàng loạt đề án hợp tác trong vùng.

Theo nhà phân tích Ian Bremmer của nhóm chuyên gia Eurasia Group, Hoa Kỳ càng ngày càng bị xem như là một đồng minh "thiếu nhất quán".

Đối đầu với "Nước Mỹ trước đã", Chủ tịch Trung Quốc Tập Bình tuyên bố "Tự do thương mại là xu thế lịch sử không thể đảo ngược" và thông báo Trung Quốc "nới rộng thị trường đón tiếp doanh nghiệp thế giới".

Theo Chủ tịch Trung Quốc thì cần phải "Ủng hộ mậu dịch tự do, giúp cho các nước đang phát triển hưởng được lợi nhuận thương mại và đầu tư ».

Giới phân tích, rút kinh nghiệm thực tế, thận trọng trước những tuyên bố của chính quyền Trung Quốc, nhưng thông báo này tạm thời xoa dịu chỉ trích của các đối tác và hướng mọi chú ý vào chủ trương "ngược trào lưu" của ông Donald Trump.

Trong bối cảnh này, Nhật Bản và nhóm TPP-11 cố gắng tìm một đồng thuận để có thể "trình làng" Hiệp định TPP để kéo Mỹ trở lại. Sau ba ngày thương lượng vẫn chưa đạt được thỏa thuận chung.

Tuy vậy, Tổng thống Trump vẫn cứng rắn khuyến cáo nhóm TPP-11: Hoa Kỳ không bao giờ ký kết "các hiệp định quan trọng" ép buộc nước Mỹ "từ bỏ chủ quyền".

Trong một bài bình luận trên New York Times, Tony Blinken, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ thời Tổng thống Barack Obama than phiền là Ông Donald Trump đã nhượng vai trò lãnh đạo thế giới cho ông Tập Cận Bình".

Trong khi: "Ông Trump chạy trốn chủ nghĩa đa phương và vai trò lãnh đạo thế giới thì ông Tập càng ngày càng nắm lấy thời cơ".

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…