Azerbaijan công bố video phá hủy hệ thống phòng không S-300 Armenia

Ngày 17/10/2020, Bộ Quốc phòng Azerbaijan tiếp tục công bố video, ghi lại cuộc tấn công phá hủy hệ thống phòng không S-300 của lực lượng vũ trang Armenia.

Quân đội Azerbaijan không cung cấp thông tin chi tiết về vị trí của hệ thống phòng không được nhắm mục tiêu. Nhiều suy đoán cho rằng hệ thống đang ở trong vùng chiến sự Nagorno - Karabakh hoặc ở trên lãnh thổ Armenia.

Đây là video thứ tư của Azerbaijan, công bố các cuộc tấn công vào các thành phần của hệ thống S-300 kể từ khi bắt đầu bùng phát cuộc chiến tranh.

Các video trước đó là những vụ tấn công phá hủy radar 35D6 (ST-68U) và hệ thống phóng tên lửa S-300 của lực lượng Armenia bằng UAV tự sát Harop IAI của Israel. Vụ tấn công đầu tiên xảy ra gần làng Khojaly, quận Khojaly, vụ tấn công tiếp theo diễn ra gần làng Qubadlı ở quận Kashatagh thuộc nước Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng (Republic of Artsakh). Hiện vẫn chưa rõ địa điểm phá hủy hệ thống phóng đạn S-300.

Những thông tin này cho thấy, việc Azerbaijan tấn công phá hủy hệ thống phòng không S-300 có khá nhiều điểm đáng nghi ngờ. Không giải thích được vì sao các thành phần của hệ thống S-300 lại được cơ động đến Nagorno - Karabakh. Ngoài ra, hệ thống S-300 bị phá hủy ở Armenia hoàn toàn không có trận địa và không có bất cứ hệ thống phòng không tầm gần nào bảo vệ.

Cuộc tấn công gần Khojaly:

Cuộc tấn công gần Qubadli:

Azerbaijan cũng công bố video về vụ tấn công phá hủy hệ thống phóng tên lửa S-300 . Vị trí của cuộc tấn công không rõ ràng, nhưng có thể diễn ra gần Qubadli:

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...