Ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á

Thương mại, chuyển dịch sang cân bằng phát thải và chuyển đổi số là ba xu hướng dài hạn đảm bảo rằng khu vực Đông Nam Á - năng động vẫn là “cỗ máy” tăng trưởng của thế giới...

thương mại.jpeg

Suốt 18 tháng của chu kỳ tăng lãi suất kỷ lục, triển vọng kinh tế Đông Nam Á vẫn tiếp tục nổi bật trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với lạm phát cao và nhu cầu tiêu dùng thấp. Ba xu hướng dài hạn sẽ đảm bảo rằng khu vực năng động này vẫn là “cỗ máy” tăng trưởng của thế giới.

Theo dự báo mới nhất của HSBC, sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,8% trong năm tới, vượt xa mức tăng trưởng dự kiến ở các nước phát triển (1,1% vào năm 2023 và 0,7% vào năm 2024).

Những con số này đặc biệt ấn tượng, nhất là khi dòng tiền từ du lịch không chảy từ Trung Quốc sang Đông Nam Á như dự kiến. Ví dụ, Singapore và Thái Lan, hai điểm đến phổ biến của khách du lịch Trung Quốc, chỉ nhận lượng khách du lịch từ Trung Quốc bằng khoảng 1/3 so với trước đại dịch.

Với Việt Nam, lượng khách du lịch từ Trung Quốc đã phục hồi khoảng 45% so với mức hàng tháng của năm 2019 – mặc dù còn chậm nhưng quá trình này đang diễn ra. Một phần của sự phục hồi là nhờ nỗ lực khôi phục các chuyến bay thẳng với Trung Quốc. Việt Nam đã khôi phục các chuyến bay thẳng với Trung Quốc lên khoảng 50% so với năm 2019, cao thứ hai trong khu vực ASEAN, chỉ sau Singapore. Nhìn chung, tiến độ này cho thấy Việt Nam đang trên đà vượt mục tiêu ban đầu là đón 8 triệu lượt khách du lịch năm.

Sự phục hồi của ngành du lịch chắc hẳn là một sự kiện đáng mong đợi toàn Đông Nam Á. Đồng thời, ba xu hướng dài hạn – thương mại, chuyển dịch sang cân bằng phát thải và chuyển đổi số – sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực trong các thập kỷ tới.

THƯƠNG MẠI

Đông Nam Á đã trải qua một giai đoạn dài với tư cách là một trung tâm sản xuất, và hiện chiếm khoảng 8% xuất khẩu toàn cầu. Từ năm 2020, khu vực này đã "soán ngôi" Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Khu vực này cũng đang hưởng lợi từ quá trình tái cơ cấu các chuỗi cung ứng toàn cầu nhờ nằm ở vị trí giao lộ của hai thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) và Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP).

Cụ thể, với ưu đãi cắt giảm thuế quan và quy tắc xuất xứ hàng hóa thân thiện tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, RCEP đang gia tăng sức hấp dẫn của Đông Nam Á trong vai trò là một cơ sở sản xuất và ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra điều này.

Theo một khảo sát gần đây của HSBC, trong vòng 12-24 tháng tới, doanh nghiệp ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ đặt 24,4% chuỗi cung ứng của họ tại Đông Nam Á, tăng lên từ mức 21,4% trong năm 2020.

Trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm kiếm sự đa dạng về địa lý và áp dụng chiến lược Trung Quốc+1, Đông Nam Á sẽ tiếp tục giành thêm thị phần cũng như "miếng bánh" to hơn trong đầu tư trực tiếp toàn cầu khi tâm điểm của sản xuất toàn cầu tiếp tục dịch chuyển.

CHUYỂN DỊCH SANG CÂN BẰNG PHÁT THẢI

Chuyển dịch sang cân bằng phát thải là một xu hướng lớn khác đang mang lại nhiều cơ hội khổng lồ khi Đông Nam Á nỗ lực vươn lên trong cuộc đua "xanh hóa lưới điện".

Đông Nam Á là một trong những khu vực hứng chịu nhiều rủi ro nhất thế giới khi nhắc đến hiện tượng trái đất nóng lên nói chung và tình trạng nước biển dâng cao nói riêng.

Tuy nhiên, nhu cầu về năng lượng cũng đang gia tăng nhanh chóng nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của khu vực. Ví dụ, tiêu thụ điện thương mại của Việt Nam được dự báo sẽ xấp xỉ mức 335 tỷ kWh năm 2025, và khoảng 505,2 tỷ kWh năm 2030. Đến năm 2050, con số này có thể tăng đến khoảng 1.114 - 1.254,6 tỷ kWh.

Amanda-1.png
Amanda Murphy
Sáng tạo trong công nghệ sạch cũng đang phát triển nhanh chóng tại Đông Nam Á

Phần lớn năng lượng phục vụ cho Đông Nam Á có nguồn gốc nhiên liệu hóa thạch, vì vậy, thật đáng khích lệ khi Indonesia và Việt Nam – hai nền kinh tế năng động nhất của khu vực đồng thời cũng là hai trong số các quốc gia sử dụng nhiều than đá nhất thế giới – đã công bố tham gia Thỏa thuận Hợp tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (Just Energy Transition Partnerships - JETP).

Mô hình tài trợ mới này sẽ giúp huy động hàng chục tỷ USD từ nguồn tài chính công và tư, thúc đẩy giảm phát thải các-bon của ngành điện và hỗ trợ chuyển dịch năng lượng của hai nước này.

Công nghệ sạch đang trong giai đoạn cao trào phát triển mạnh mẽ và cùng với công nghệ tài chính (fintech), các doanh nghiệp trong khu vực có cơ hội nội địa hóa công nghệ của thế giới và phổ biến rộng rãi cho thị trường trong nước. Đầu tư và hỗ trợ tài chính sẽ càng góp phần thúc đẩy sự phát triển và mức độ phổ biến.

CHUYỂN ĐỔI SỐ

Yếu tố dài hạn thứ ba khiến chúng ta có thể lạc quan về Đông Nam Á chính là quá trình chuyển đổi số của nền kinh tế khu vực.

Đông Nam Á có một nền kinh tế số sôi động, trị giá gần 200 tỷ USD tính đến năm 2022 và kỳ vọng sẽ vượt mốc 300 tỷ USD vào năm 2025. Với 460 triệu dân (trong tổng số 600 triệu người) sử dụng internet, các doanh nghiệp đang chuyển đổi mô hình kinh doanh nhằm đáp ứng được thay đổi trong hành vi của khách hàng[10].

Nếu như trước đại dịch, thương mại điện tử vốn chưa đóng vai trò thiết yếu lắm trong cuộc sống, thì Covid đã nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện trên nền tảng số của một doanh nghiệp . Sự chuyển dịch sang mô hình D2C, hay còn gọi là trực tiếp đến khách hàng (direct-to-consumer), cho phép doanh nghiệp kiểm soát tốt hơn hoạt động bán hàng, marketing và đặc biệt là dữ liệu khách hàng – một yếu tố vốn không chỉ mang lại các phân tích theo thời gian thực mà còn đưa đến những dự báo chính xác.

Sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số Đông Nam Á được hỗ trợ bởi sự gia tăng mạnh mẽ của thanh toán theo thời gian thực trong khu vực – với Thái Lan là thị trường thanh toán theo thời gian thực lớn thứ tư thế giới tính theo khối lượng giao dịch.

Mặc dù các khoản thanh toán tức thời có thể được gửi và nhận trong nước, điểm mấu chốt nằm ở sự liên kết của các hệ thống thanh toán theo thời gian thực trong khu vực.

Khi điều đó trở thành hiện thực, chúng ta có thể kỳ vọng tốc độ giao dịch sẽ tăng vọt, cho dù đó là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp hay doanh nghiệp với người tiêu dùng, điều này sẽ giúp hoạt động kinh tế khu vực trở nên sôi động hơn.

Không nơi nào miễn nhiễm với những thách thức mà nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt. Chi phí vốn gia tăng sẽ chỉ làm tăng mức độ kiểm soát đối với chi phí đầu tư, bất kể là được sử dụng để di dời nhà máy, giảm phát thải các-bon trong chuỗi cung ứng hay số hóa quy trình vận hành.

Nhưng một trung tâm kinh tế có nhiều đặc điểm thuận lợi về nhân khẩu học như Đông Nam Á sẽ có đủ điều kiện để nắm bắt các cơ hội kinh doanh khởi nguồn từ ba xu hướng dài hạn này. Khu vực này cần tiếp tục nuôi dưỡng và thu hút nhân tài. Và với tư cách là một thành phần trong nền kinh tế, chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp vào hành trình hiện thực hóa tiềm năng tăng trưởng của Đông Nam Á.

(*) Giám đốc Khối khách hàng Doanh nghiệp, Khu vực Nam và Đông Nam Á, HSBC châu Á Thái Bình Dương

Xem thêm

Cơn bão nợ doanh nghiệp trị giá 500 tỷ USD đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Cơn bão nợ doanh nghiệp trị giá 500 tỷ USD đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Cơn lũ nợ nần đang dâng cao. Bị bất ngờ khi lạm phát tăng cao, các nhà chính sách tiền tệ đã tích cực rút tiền mặt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, với mong muốn làm chậm tăng trưởng kinh tế bằng cách ngừng cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Tất nhiên, điều đó có nghĩa là một số doanh nghiệp sẽ lâm vào thảm cảnh.

Có thể bạn quan tâm

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Những niềm vui lớn của cổ đông Masan Consumer trong năm 2024

Năm 2024 thực sự là một năm bội thu đối với cổ đông Masan Consumer với những bước tiến vượt bậc, doanh nghiệp này không chỉ khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành hàng tiêu dùng mà còn mang đến những niềm vui bất ngờ cho các nhà đầu tư...

GS.TS. Phạm Hùng Việt giới thiệu công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về giá trị khoa học và tính ưu việt của các bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị bệnh gan, mật của các dân tộc vùng Tây Bắc

Cần sự chung tay nhiều bên để tài sản trí tuệ đi vào cuộc sống

“Chuyển giao tri thức và thương mại hóa tài sản trí tuệ không chỉ là nhiệm vụ mà còn là trách nhiệm của chúng ta trong việc tạo ra giá trị bền vững từ tri thức. Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhiều bên, từ các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đến các nhà đầu tư và tổ chức hỗ trợ”...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị 4 giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn đầu tư công

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết việc giải ngân vốn đầu tư công vừa qua gặp nhiều khó khăn, nổi bật là vấn đề vật liệu thông thường phục vụ cho thi công các công trình lớn. Thứ trưởng cũng nêu ra các nhóm giải pháp để đạt mục tiêu giải ngân trên 95% tổng vốn...