Thái Lan: Từ "con hổ châu Á" đến nền kinh tế bị bỏ lại phía sau

Mặc dù đã từng được nhận định là một con hổ của nền kinh tế Đông Nam Á, nhưng Thái Lan hiện gặp khó khăn trong việc duy trì tăng trưởng và vươn lên trở thành một nền kinh tế phát triển hàng đầu...
Thái Lan: Từ "con hổ châu Á" đến nền kinh tế bị bỏ lại phía sau

Trong thời đại hiện nay, khi mọi người đề cập đến việc chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu và tìm kiếm lại những quốc gia như Ấn Độ, Việt Nam và Mexico thì nền kinh tế Thái Lan lại không nhận được nhiều sự chú ý như vậy.

Trước đó bốn thập kỷ, Thái Lan đã vươn lên với tốc độ nhanh chóng trong khi Trung Quốc mới chỉ bắt đầu hồi phục sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Các hãng sản xuất ô tô toàn cầu đổ tiền đầu tư vào đất nước Đông Nam Á này, khiến Thái Lan được mệnh danh là "Detroit của châu Á".

"Detroit của Châu Á" là một cụm từ được sử dụng để chỉ Thái Lan trong thời kỳ phát triển kinh tế mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Detroit, thành phố ở tiểu bang Michigan của Mỹ, từng là trung tâm sản xuất ô tô lớn nhất thế giới và biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô của Mỹ. Vì vậy, khi Thái Lan thu hút nhiều nhà sản xuất ô tô toàn cầu đầu tư và phát triển, nó đã được so sánh với Detroit của Châu Á, cho thấy sự phát triển đáng kể của ngành công nghiệp ô tô ở đây.

Từ nền kinh tế "hổ"...

Trong khi khu vực Đông Nam Á vẫn đang phục hồi và xây dựng lại những tổn thất sau hậu quả của chiến tranh, Thái Lan lại nổi bật với sự ổn định chính trị. Tỷ giá ổn định và chính sách thuế hấp dẫn cũng là điểm mạnh của Thái Lan. Đến năm 1990, nền kinh tế Thái Lan đạt tăng trưởng hai con số.

Một bài viết trên tờ New York Times gọi Thái Lan là nền kinh tế "hổ". Bài viết nhấn mạnh rằng, ở Bangkok, có sự hưng thịnh của một cường quốc kinh tế và chính trị mới nổi.

Thời kỳ hưng thịnh đó dường như đã quá xa rồi. Hơn 30 năm với ba cuộc đảo chính quân sự đã khiến Thái Lan dường như không thể vượt qua trạng thái là một quốc gia thu nhập trung bình. Ngày trước Thái Lan vượt trội hơn Trung Quốc về thu nhập trên đầu người, nhưng ngày nay lại bị bỏ xa với một khoảng cách quá lớn.

Sự đảo ngược của số phận này cho thấy những nước đi sai lầm do chính phủ gây ra, có thể làm thay đổi quỹ đạo phát triển của một "hổ" tiềm năng.

kinh tế Thái Lan
Bức chân dung của nhà vua Rama IX đặt trước Hoàng Cung ở Bangkok (Thái Lan). Triều đại của ông (6/1946-10/2016) chứng kiến sự phát triển kinh tế lớn, nhưng khả năng cạnh tranh của nước này đã sớm yếu dần trước khi ông qua đời năm 2016

Thái Lan vẫn cố gắng xây dựng kinh tế phát triển bằng cách tiếp tục thực hiện chiến lược dẫn dắt xuất khẩu. Nước này vẫn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tỷ lệ so với GDP đã đạt 50% vào năm 2017.

Tuy nhiên, nhìn tổng thể, Thái Lan đã tụt lại khá xa. Ví dụ, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vượt trội hơn rất nhiều so với Thái Lan. Theo dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới năm 2022, trong những năm gần đây, GDP của Trung Quốc đã gấp đôi Thái Lan. Cụ thể, GDP Trung Quốc hiện nay là 12,720 USD trong khi GDP của Thái Lan là 6,909 USD.

Nền kinh tế bị tụt lại phía sau

Có một loạt vấn đề giải thích tại sao Thái Lan đang tụt lại phía sau. Đằng sau hầu hết những vấn đề này là tình hình chính trị của đất nước.

Sự ổn định tương đối và những tiềm năng về dân chủ trong những năm 1990 đã bị phá hủy trong những thập kỷ sau đó. Cuộc tranh chấp chính trị sâu sắc giữa quân đội và đảng dân chủ ủng hộ, thường được hậu thuẫn bởi các tỷ phú doanh nhân và cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, đã gây thiệt hại lớn.

Sự tập trung vào cuộc đấu tranh quyền lực có thể đã lôi kéo ánh mắt chung của quốc gia ra khỏi việc thực hiện mục tiêu phát triển dài hạn. Sự không ổn định về mặt chính trị và các hạn chế về sở hữu là những khiếu nại chính của các nhà đầu tư.

Thương mại là một ví dụ điển hình về điều này. Trong khi hầu hết nước láng giềng đã ký kết hoặc đang thực hiện các hiệp định thương mại, Thái Lan lại bị hụt hơi. Các cuộc đàm phán với Liên minh châu Âu (EU) bị gián đoạn bởi cuộc đảo chính năm 2014 và chỉ mới bắt đầu lại năm nay. Trong khi đó, Việt Nam đã ký thỏa thuận với EU từ bốn năm trước. Tương tự, khi một loạt các nền kinh tế cùng tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Thái Lan vẫn đứng ngoài cuộc.

Điều này khiến Thái Lan bị tụt hậu hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Thái Lan thu hút ít vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài hơn các đối thủ khu vực như Việt Nam, Malaysia và Indonesia. Năm ngoái, tốc độ tăng trưởng của nước này là chậm nhất trong số các nền kinh tế lớn của Đông Nam Á.

kinh tế Thái Lan
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến xứ sở chùa Vàng không thể trở thành một mãnh thú của nền kinh tế trong khu vực và thế giới

Các vấn đề quản trị cũng đang nổi lên trong thị trường tài chính của Thái Lan. Một loạt các scandal doanh nghiệp trong những tháng gần đây đã gây ảnh hưởng rất nhiều đến danh tiếng quốc gia này.

Thất bại trong việc tăng quy mô sản xuất một cách dứt khoát hơn đã khiến gần một phần ba lực lượng lao động của Thái Lan vẫn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự phụ thuộc quá lớn vào ngành du lịch đã khiến Thái Lan bị ảnh hưởng và thiệt hại lớn do tác động của đại dịch.

Hiện nay, bài toán chính trị quốc gia cũng đang bị bỏ ngỏ. Đã gần hai tháng kể từ khi một liên minh dân chủ giành được đa số ghế Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc gia, nhưng chưa có chính phủ mới được hình thành. Vẫn còn sự nghi ngờ về việc ứng cử viên của liên minh, Pita Limjaroenrat, có thể tiếp quản quyền lực của chính phủ hay không.

Điều đó khiến hầu hết các doanh nghiệp ngừng đưa ra quyết định đầu tư mới cho đến khi có hướng đi rõ ràng từ chính quyền mới, theo lời của Kriengkrai Thiennukul, chủ tịch Liên minh Công nghiệp Thái Lan, trong tháng trước. Tất cả điều này xảy ra trong bối cảnh xuất khẩu yếu.

Trong khi đó, dân số già là một vấn đề không có lợi cho Thái Lan. Trong số 67 triệu dân của nước này, có 12 triệu người già. Điều đó trở thành gánh nặng khi nước này có nền sản xuất ngày càng phụ thuộc vào lực lượng lao động phải xử lý các công nghệ mới và phức tạp.

Manu Bhaskaran, một đối tác sáng lập của Centennial Asia Advisors, một công ty tư vấn chính sách tại Singapore, nói: "Nền kinh tế vi mô từ dưới lên của Thái Lan đã mạnh mẽ trong quá khứ, nhưng chúng tôi không thấy loại năng lượng kinh doanh và khởi nghiệp trong không gian công nghệ tương tự Việt Nam và Indonesia".

Có thể bạn quan tâm