Bakuchiol là gì? Liệu có soán ngôi "Retinol"?

Có cùng đặc tính chống lão hóa và điều trị mụn, Bakuchiol là thành phần thiên nhiên được xem như là sự lựa chọn thay thế cho Retinol trong dưỡng da không?

Bakuchiol là thành phần có chiết xuất từ thiên nhiên với những công dụng đem đến cho làn da tương tự như Retinol. Tuy nhiên, liệu Bakuchiol trong các quy trình dưỡng da có đủ đến chiếm được cảm tình của giới đam mê treatment (người sử dụng hoạt chất trong các sản phẩm chăm sóc da).

Bakuchiol là gì và công dụng của bakuchiol trong việc dưỡng da?

Bakuchiol là chất chống ôxy hóa ở dạng thức meroterpene phenol và được tìm thấy nhiều nhất trong hạt & lá của cây babchi (hay còn gọi là Psoralea corylifolia) thường mọc ở Ấn Độ. Nhờ khả năng kháng viêm, chống ôxy hóa, kháng khuẩn nên cây babchi trong y học cổ truyền Ayurvedic và Trung Quốc thường dùng trong việc giải quyết các vấn đề da như bạch biến, chàm.

Bakuchiol - thành phần của năm 2021: "chị chị em em" với Retinol, có gì mà làm xiêu lòng tín đồ skincare khắp thế giới?

Mặc dù cấu trúc hóa học của Bakuchiol và Retinol không hề giống nhau, nhưng cả hai thành phần này đều đem lại những lợi ích tương đương trên da. Trong nghiên cứu gần đây, Bakuchiol cho thấy khả năng điều chỉnh collagen loại I, IV và kích thích sản sinh collagen loại III trong nguyên bào sợi trưởng thành. Sau 12 tuần sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có chứa Bakuchiol, người tham gia thử nghiệm dễ dàng quan sát thấy được những cải thiện trên bề mặt da, cụ thể là nếp nhăn giảm, giảm thiểu vấn đề về sắc tố, da có độ đàn hồi & săn chắc hơn.

Liệu bakuchiol có thể thay thế được retinol?

Có thể nói, Bakuchiol là thành phần thiên nhiên có thể thay thế được Retinol. Để chứng minh điều đó, trong khảo sát gần đây được đăng tải trên Tạp chí Da liễu Anh đã khảo sát hai nhóm người trong 12 tuần. Nhóm đầu tiên sử dụng Retinol dạng bôi 0.5% duy nhất một lần vào mỗi tối, nhóm còn lại sử dụng Bakuchiol dạng bôi 0.5% hai lần mỗi ngày. Đây là nghiên cứu mù (tất cả những người tham gia đều không biết họ sử dụng sản phẩm nào) và kết quả cho ra của 2 nhóm đều tương đương nhau. Người tham gia đều thấy những nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa đều giảm, da có độ đàn hồi và săn chắc hơn, các vấn đề về sắc tố được cải thiện. Song, nhóm sử dụng Bakuchiol lại ít thấy tình trạng khô, tróc vẩy, kích ứng, nhạy cảm với ánh sáng hơn so với nhóm sử dụng Retinol.

thành phần dưỡng da bakuchiol

Bác sĩ Da liễu Keira Barr – tác giả của quyển sách “The Skin Whisperer: A Dermatologist Reveals How to Look Younger, Radiate Beauty and Live the Life You Crave” (Tạm dịch: “Người thì thầm của làn da: Bác sĩ da liễu tiết lộ những cách để trông trẻ, rạng rỡ hơn và cuộc sống mà bạn khao khát”) cho biết: “MẶC DÙ KHÔNG CÓ CẤU TRÚC TƯƠNG ĐỒNG VỚI NHÓM RETINOIDS, NHƯNG BAKUCHIOL ĐƯỢC CHỨNG MINH VỚI KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG TƯƠNG TỰ NHƯ RETINOL TRUYỀN THỐNG BẰNG CÁCH TĂNG SINH TẾ BÀO MỚI – KÍCH HOẠT CÁC TÍN HIỆU ĐỂ DA CHỐNG LẠI QUÁ TRÌNH OXY HÓA, CHỐNG GỐC TỰ DO VÀ GIẢM CÁC DẤU HIỆU VỀ CÁC ĐỐM NÂU (NÁM). ĐIỀU NÀY GIÚP DA MỊN MÀNG HƠN, GIẢM THIỂU HẮC SẮC TỐ, CẢI THIỆN ĐỘ ĐÀN HỒI VÀ ÍT NẾP NHĂN HƠN”.

Tinh chất chống dưỡng da chống lão hóa từ Paula’s Choice có cả 0.3% Retinol + 2% Bakuchiol

Những nghiên cứu gần đây mang lại kết quả khả quan cũng là tín hiệu đáng mừng cho Bakuchiol trở thành thành phần tiềm năng trong ngành làm đẹp. Tuy nhiên, kết quả chỉ mới so sánh với Retinol ở nồng độ 0.5%. Chúng ta cần nhiều thí nghiệm so sánh hơn với các nồng độ, các dẫn xuất thuộc nhóm Retinoids cũng như cần thêm công nghệ bào chế để có thể chứng minh được hiệu quả của Bakuchiol.

Retinol nồng độ trung bình và bakuchiol 2% nồng độ cao kết hợp với các peptide đặc biệt làm săn chắc da, giúp chống lão hóa ở nhiều cấp độ, phục hồi và trẻ hóa làn da. Nhanh chóng giảm nếp nhăn li ti, nếp nhăn sâu, se khít lỗ chân lông, làm đồng đều màu da và cải thiện làn da thô ráp.

Bạn hợp với việc dưỡng da bằng bakuchiol hay các dẫn xuất của retinoid?

Nếu như chưa sẵn sàng để dùng Retinol, thì Bakuchiol là một trong những sự lựa chọn mà chúng ta có thể xem xét. Cụ thể với những vấn đề da sau:

Mụn: Nên dùng Retinol. Mặc dù Bakuchiol có thể hỗ trợ điều trị mụn theo cơ chế kháng viêm và kháng khuẩn nhưng vẫn chưa có nghiên cứu chính thức ở thời điểm hiện tại chứng minh về hiệu quả đối với da mụn. Trong khi đó, Retinol lại được rất nhiều chứng minh khoa học về khả năng điều trị mụn, thậm chí là những ca mụn nặng.

Kem dưỡng da The Inkey List Bakuchiol Moisturiser

Ảnh: The Inkey List

Giảm nám/các dấu hiệu tăng sắc tố, nếp nhăn: Cả Bakuchiol và Retinol đều được. Như khảo sát của Tạp chí Da liễu Anh cho thấy kết quả về hai nhóm sử dụng Bakuchiol và Retinol đều mang đến kết quả tương đồng với nhau.

Bakuchiol-Thanh-phan-moi-noi-nhung-co-du-suc-soan-ngoi-Retinol-ELLE-Viet-Nam-1

Ảnh: Herbivore

Muốn trải nghiệm những sản phẩm điều trị mạnh, nhanh: Retinoid. Để điều trị những vấn đề nặng, cần hoạt chất tác động mạnh và sâu thì bạn vẫn nên chọn các dẫn xuất của Retinoid. Ví dụ, có những nhóm cần kê toa như Tretinoin (dạng bôi), Isotretinoin (dạng uống) hoặc Retinol, Retinaldehyde, Adapalene không cần kê toa…

Bakuchiol-Thanh-phan-moi-noi-nhung-co-du-suc-soan-ngoi-Retinol-ELLE-Viet-Nam-3

Ảnh: skincare reference

Da nhạy cảm, tổn thương, yếu: Bakuchiol. Có nhiều làn da không thể dung nạp được Retinol hoặc Retinoid vì dễ bị kích ứng. Nghiên cứu hiện tại cho thấy Bakuchiol có thể khắc phục được các khuyết điểm của nhóm Retinoids mang lại, thế nên những làn da thuộc nhóm nhạy cảm – tổn thương – yếu có thể dùng Bakuchiol để thay thế.

Phụ nữ có thai và cho con bú: Bakuchiol. Các bác sĩ da liễu thường không khuyến khích nhóm phụ nữ có thai và cho con bú sử dụng các dẫn xuất của Retinoid. Bakuchiol là thành phần thiên nhiên và được coi là an toàn. Song, vẫn chưa có quá nhiều nghiên cứu về Bakuchiol nên những đối tượng thuộc nhóm phụ nữ có thai và cho có bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm dạng uống hay bôi trên da.

Lời kết

Để có thể trả lời, liệu Bakuchiol có đủ sức “soán ngôi” Retinol hay không thì cần thêm thời gian với những nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu hơn. Ở thời điểm hiện tại, Bakuchiol là thành phần đáng để trải nghiệm, đặc biệt đối với những làn da nhạy cảm hoặc e ngại những phản ứng không mong muốn của Retinol. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể sử dụng Retinol ở những dạng thức nhẹ dịu hơn như Adapalene, Retinol ester hoặc Retinol ở những nồng độ thấp (0.5%), hay dưới sự hướng dẫn & theo dõi của bác sĩ/ chuyên gia. Thế nên, tùy thuộc vào nhu cầu và trình trạng da, chúng ta có thể chọn giữa Retinol hoặc Bakuchiol.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...