Bạn có biết người Nhật đón Trung Thu 2 lần trong năm?

Là quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông, Nhật Bản cũng có Tết Trung Thu nhưng điểm độc đáo ở chổ, đất nước này có đến 2 ngày tết Trung Thu trong 1 năm. Bên cạnh đó, quan niệm cùng cách đón ngày lễ này tại Nhật cũng có phần khác biệt với những quốc gia khác.
Bạn có biết người Nhật đón Trung Thu 2 lần trong năm?

Mỗi năm Nhật Bản đều đón Trung Thu 2 lần

Nhắc tới Trung Thu người ta sẽ nghĩ ngay đến ngày Rằm Tháng 8 hằng năm, nhưng tại nước Nhật thì không phải thế. Họ có đến tận 2 ngày Tết Trung Thu, thường được biết tới tên là Otsukimi ( お月見 ) hay còn gọi là Ngày hội ngắm trăng. Ngày đầu tiên của lễ hội này cũng giống như các quốc gia còn lại là ngày 15/8 âm lịch. Nhưng họ còn có thêm 1 Trung Thu khác diễn ra vào 13/9 ( có thể được thay đổi tùy theo mỗi năm) và được gọi tên là Trăng sau.

Bạn có biết người Nhật đón Trung Thu 2 lần trong năm?

Khác với Việt Nam trung thu được tổ chức 1 lần vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, Tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm vào khoảng 1 tháng sau – ngày 15/8 âm lịch và ngày 13/9 âm lịch.

Mặc dù ngày “trăng sau” không phải là ngày Trăng tròn nhất trong năm, nhưng người Nhật luôn rất coi trong. Bởi họ quan niệm khi đã đón trăng vào đêm 15 thì phải “thưởng” cả trăng đêm 13. Có như vậy thì sự may mắn, hạnh phúc mới tròn đầy như Nguyệt. Đặc biệt, nếu ai cố ý bỏ qua ngày “trăng sau” thì sẽ gặp phải những điều không may hay tai họa bất ngờ.

Chính niềm tin mãnh liệt vào sự nhiệm màu của cả ngay Tết Trung Thu, mà người Nhật đều đặn tổ chức lễ hội này 2 lần 1 năm. Họ cũng xem đây là dịp vui chơi, họp mặt gia đình hiếm có sau những ngày làm việc bận rộn.

Một số điểm khác biệt của Tết Trung Thu Nhật Bản so với Việt Nam

Ngoài việc đón Trung Thu 2 lần tỏng một năm, Tết Trăng Tròn tại xứ sở Phù Tang còn có nhiều điểm thú vị và khác biệt so với đất nước ta, cùng xem xem đó là gì nào.

Câu chuyện Thỏ ngọc giã bột làm bánh Mochi trên cung trăng

Nếu như người Việt Nam tưởng tượng trên cung trăng có cậy đa và chú Cuội, thì người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng bất tử và đến đêm Otsukimi lại giã bột để làm bánh dày Mochi. Ngoài ra, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh Dango cũng xuất hiện ở nhiều địa phương trên nước Nhật.

Bạn có biết người Nhật đón Trung Thu 2 lần trong năm?-2

Nếu như người Việt Nam tưởng tượng trên cung trăng có cây đa và chú Cuội, thì người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng và đến đêm Otsukimi lại giã bột làm bánh dày mochi.

Một trong những truyền thuyết về Thỏ ngọc được trẻ con Nhật Bản yêu thích có nguồn gốc từ thần thoại Ấn Độ, kể về 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ được Thượng đế thử thách khi hóa thân thành một ông lão và đến xin chúng thức ăn. Trong khi khỉ nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì đi trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu tặng ông lão, chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì vậy để có thức ăn để biếu ông lão, thỏ đã lao mình vào đống lửa để hiến tặng chính bản thân mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Thượng đế đã hồi sinh cho thỏ rồi đưa lên cung trăng để tôn vinh trước tất cả mọi người.

“Bánh Trung Thu” của người Nhật

Chiếc bánh đại diện cho ngày Tết Trung Thu của người Nhật được gọi là Tsukimi Dango. Đây là loại bánh nếp có màu trắng đơn thuần, dẻo, thơm thường được ăn với mật ong hay các loại sốt ngọt. Tuy cũng là Dango nhưng Tsukimi Dango chỉ có màu trắng và thường có dạng to hơn, không được sâu thành tường cây như Dango thông thường.

Bạn có biết người Nhật đón Trung Thu 2 lần trong năm?-3

Các món ăn truyền thống gắn liền là cỏ Susuki, Tsukimi Dango.

Đặc biệt loại bánh này thường chỉ được thấy vào đúng dịp Trung Thu, cũng chính trong dịp này có rất nhiều sự kiện liên quan đến giã gạo làm bánh. Nếu như Trung Thu tại Nhật Bản mà thiếu đi Tsukimi Dango và một chút trà xanh để thưởng Trăng, thì giống như ngày Tết Việt mà không được ăn các loại mứt vậy.

Ý nghĩa của ngày Tết Trung Thu Nhật Bản

Nếu như Tết Trung Thu ở Hàn hay Trung là Tết đoàn viên, ở Việt Nam thì là Tết thiếu nhi, còn ở ở Nhật đây là Tết Ngắm Trăng. Ban đầu đây là lễ hội dành cho tầng lớp vua chúa quan lại phong kiến, nhưng dần dà lại được người dân đón nhận. Họ xem ngày này như một ngày để tạ ơn thần linh sau một vụ mùa bội thu. Cùng nhau làm bánh dâng lên các vị thần và thưởng thức chúng bên cạnh các loại thức uống như Trà Xanh hay Sake.

Bạn có biết người Nhật đón Trung Thu 2 lần trong năm?-4

Có thể là trong phòng, trong vườn, ở hiên nhà hay bất kỳ nơi nào thoáng đãng có thể ngắm trăng thuận tiện nhất. Nếu chọn một nơi mà tầm nhìn bị che chắn thì sẽ không thưởng thức được đêm trăng đẹp một cách trọn vẹn được.

Ngoài ra ngày nay, ngày Tết Trung Thu tại Nhật Bản còn có nhiều nhiều hoạt động khác nhau như rước đèn cá chép, làm bánh Dango hay cầu phúc tại các Đền chùa… Đặc biệt khi đến Nhật vào Tết Trung Thu bạn sẽ bắt gặp nhiều hình ảnh biểu thượng như cỏ bông lau Susuki, các loại bánh truyền thống hay hình tượng chú thỏ đặc trưng…

Bạn có biết người Nhật đón Trung Thu 2 lần trong năm?-5

Vật trang trí phổ biến nhất trong lễ hội Otsukimi chính là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản: Cỏ lau (Susuki).

Xem thêm

9 bữa ăn sáng lành mạnh, vừa nhanh vừa dễ làm

9 bữa ăn sáng lành mạnh, vừa nhanh vừa dễ làm

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất vì nó không những cung cấp đầy đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày mà còn giúp bạn luôn ở trong trạng thái tinh thần tốt nhất. Dù bạn chọn ăn ngọt hay ăn mặn cho bữa sáng, cũng cần cung cấp đầy đủ chất và lượng.
Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết

Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết

Bạn chắc chắn đã biết và hiểu rõ về chế độ ăn thuần chay và/hoặc từng nghe đến chế độ ăn của người thượng cổ (chế độ ăn Paleo). Nhưng có lẽ, phải đến 99% khả năng là bạn chưa từng nghe về chế độ ăn Pegan – một sự kết hợp của cả hai chế độ ăn nói trên.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...