Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết

Bạn chắc chắn đã biết và hiểu rõ về chế độ ăn thuần chay và/hoặc từng nghe đến chế độ ăn của người thượng cổ (chế độ ăn Paleo). Nhưng có lẽ, phải đến 99% khả năng là bạn chưa từng nghe về chế độ ăn Pegan – một sự kết hợp của cả hai chế độ ăn nói trên.
Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết

Chế độ ăn kiêng Pegan là gì?

Pegan là từ ghép của Paleo và Vegan, chính vì thế, nó mang trong mình những điểm cộng tối ưu nhất của hai phương pháp ăn kiêng kia. Được phát triển bởi bác sỹ Mark Hyman, một người luôn coi rằng thức ăn là loại thuốc tốt nhất trên đời, Pegan là phương pháp ăn kiêng tập trung vào việc chỉ ăn rau củ quả organic và một lượng ít thịt động vật. Ngoài ra bạn sẽ không được ăn bất cứ sản phẩm nào làm từ sữa và đường tinh luyện. Vì thế, đây là phương pháp ăn kiêng tưởng dễ mà lại rất khó, nhất là với những người nghiện đồ ngọt hay nghiện uống sữa.

Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết

Chế độ ăn kiêng Pegan là sự kết hợp giữa chế độ ăn Paleo và Vegan, với 75% khẩu phần thực phẩm có nguồn gốc thực vật và 25% còn lại đến từ động vật.

Một số lợi ích của chế độ ăn kiêng Pegan

  • Cung cấp chất xơ và vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể thông qua các loại trái cây và rau củ.
  • Giảm chỉ số đường huyết thấp hơn, giảm tỷ lệ bệnh tiểu đường, tiền đái tháo đường và các tình trạng liên quan đến insulin khác.
  • Mang đến sự cân bằng, linh hoạt, ít hạn chế thực phẩm hơn các chế độ ăn kiêng khác.
  • Lượng protein vừa đủ để cung cấp cho sự phát triển của trí não và cơ thể.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm organic, được trồng tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Lưu ý: Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng nào cũng có thể làm thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết và Pegan cũng không ngoại lệ. Khi thực hiện chế độ ăn kiêng pegan, có thể bạn sẽ không được cung cấp đủ vitamin B12, sắt hoặc canxi nên bạn cần chú ý bổ sung để cải thiện sức khỏe.

Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết-2

Chế độ ăn kiêng Pegan mang đến sự cân bằng, linh hoạt, ít hạn chế thực phẩm hơn các chế độ ăn kiêng khác.

Những điểm trừ gây tranh cãi

Pegan diet không phải là phương pháp ăn kiêng lí tưởng cho những người muốn-giảm-béo. Nó là một quá trình thay đổi thói quen ăn uống, vì thế, bạn sẽ chỉ bước đến thân hình siêu mẫu mơ ước của mình một cách từ từ chứ không hổ vồ như ăn kiêng low-carb hay DAS được.

Việc bắt kiêng nhịn 100% sữa và các chế phẩm từ sữa cũng gây nhiều tranh cãi. Vì sữa chua cũng có tác dụng rất tốt trong việc kích thích tiêu hóa. Phô mai tách béo thì có tác dụng kích thích đốt mỡ thừa rất ổn. Nhưng như đã nói ở trên, Pegan là một phương pháp giảm cân từ từ và chậm rãi nên các điểm mạnh kia của sữa và các chế phẩm từ sữa không được hoan nghênh nhiều.

Không có ngày xả, ngày nghỉ cũng là một điều khiến các tín đồ ăn kiêng ngại thử Pegan diet. Vì một khi bạn bắt đầu, bạn sẽ không được dừng lại. Vì dừng là dừng hẳn. Không có chuyện xả một tối rồi mai ăn kiêng lại từ đầu. Cả quá trình ăn kiêng trước đó của bạn khi ấy sẽ về mo bằng sạch.

Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết-3

Pegan là một quá trình thay đổi thói quen ăn uống.

Cách thực hiện chế độ ăn kiêng Pegan

Không giống các phương pháp ăn kiêng khác, Pegan không đưa ra quy tắc cụ thể là sáng, trưa, tối phải ăn gì. Thay vào đó, chế độ ăn kiêng Pegan khuyên mọi người nên chọn những thực phẩm có lượng đường huyết thấp, ăn nhiều trái cây, rau xanh, các loại hạt và các loại thịt đỏ,…

Thực phẩm được khuyến nghị trong chế độ ăn kiêng Pegan

Các loại động vật ăn cỏ: Nếu sử dụng thịt, bạn nên lựa chọn những loại thịt từ động vật ăn cỏ như thịt bò, thịt gà, thịt cừu, đà điểu,… Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là thịt chỉ chiếm một phần nhỏ trong số thực phẩm bạn sẽ ăn trong chế độ ăn kiêng Pegan nên có thể xem nó như một món ăn phụ.

Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết-4

Nếu sử dụng thịt, bạn nên lựa chọn những loại thịt từ động vật ăn cỏ như thịt bò, thịt gà, thịt cừu, đà điểu…

Hoa quả và rau: Phần lớn lượng calo trong chế độ ăn uống của người Pegan đến từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau. Tất cả các loại thực vật đều được cho phép trong chế độ ăn kiêng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên ưu tiên những loại có lượng đường huyết thấp như quả mọng, dưa hấu,…

Các loại hạt: Các loại hạt cung cấp thêm chất xơ, protein và vi chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng là một nguồn chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe.

Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết-5

Các loại hạt cung cấp thêm chất xơ, protein và vi chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Trứng: Trứng là một loại protein chính trong phương pháp ăn kiêng Pegan. Nó cũng cung cấp nhiều vitamin B12 cho cơ thể.

Cá: Mặc dù cá không phải là món ăn được ưa chuộng trong chế độ ăn kiêng Pegan nhưng để bữa ăn đa dạng hơn thì bạn có thể chọn những loại cá có tỷ lệ thủy ngân thấp như cá mòi, cá trích, cá cơm...

Thực phẩm nên hạn chế trong chế độ ăn kiêng Pegan

Các sản phẩm từ sữa: Khi thực hiện chế độ ăn kiêng Pegan, bạn sẽ phải nói không với các loại sữa, pizza và kem, những loại thực phẩm chứa nhiều chất béo và gây thừa cân, béo phì.

Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết-6

Bạn cần hạn chế các loại sản phẩm từ sữa để tránh bị thừa cân, béo phì.

Các loại ngũ cốc: Nếu đã thực hiện chế độ ăn kiêng Pegan thì bạn phải “né” các loại ngũ cốc vì nó có thể gây viêm, tăng lượng đường trong máu.

Đậu: Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn đậu trong chế độ ăn kiêng Pegan. Tuy nhiên, vì hàm lượng tinh bột trong đậu có thể làm tăng lượng đường trong máu nên bạn chỉ được phép dùng tối đa một chén đậu mỗi ngày.

Đồ ngọt: Hạn chế những thực phẩm có hàm lượng đường cao như kẹo, bánh,... để ổn định đường huyết.

Chế độ ăn kiêng Pegan và những điều bạn cần biết-7

Hạn chế những thực phẩm có hàm lượng đường cao như kẹo, bánh,... để ổn định đường huyết.

Như bạn đã thấy, chế độ ăn kiêng Pegan mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, hãy chú ý đến tình trạng sức khỏe của mình để áp dụng chế độ ăn kiêng phù hợp nhất cho bản thân.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...