BĐS Singapore đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết

Với tình trạng bất ổn kéo dài tại Hồng Kông, Singapore đang trở thành quốc gia được các nhà đầu tư quốc tế “chọn mặt gửi vàng” nhiều nhấ, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản.
BĐS Singapore đang trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết

Mối quan tâm đối với bất động sản Singapore từ các nhà đầu tư Trung Quốc hiện đang đạt mức cao kỷ lục trong nửa năm trở lại đây, với các chuyên gia cho biết xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục duy trì cho tới 2020. 

Tại đảo quốc sư tử, người nước ngoài sẽ được yêu cầu trả thêm một khoản thuế 20% “không hề nhỏ” đối với bất kỳ giao dịch mua bất động sản nào tại đây. Mặc dù vậy, các nhà đầu tư Trung Quốc vẫn quyết tâm “đổ tiền” vào những gì mà họ cho là đầu tư an toàn. 

Tuy nhiên, mội chuyên gia định giá cho hay, sự gia tăng thu mua bất động sản tại Singapore của người Trung Quốc sẽ chỉ có tác động nhỏ đến thị trường nhà đất địa phương. 

Georg Chmiel, chủ tịch điều hành của trang web BĐS trực tuyến lớn nhất Trung Quốc Juwai.com chia sẻ: “Singapore là một bến cảng an toàn trong khu vực với môi trường kinh tế, chính trị ổn định, phát triển.” Đồng thời, ông Chmiel cũng cho biết thêm sự gia tăng trong giao dịch BĐS tại Singapore phần lớn xuất phát từ nguồn tiền đầu tư của Trung Quốc đại lục, hoặc nguồn tiền Hồng Kông đang tìm kiếm sự đa dạng hoá ở nước ngoài. 

Hannah Jeong, trưởng bộ phận định giá và cố vấn tại Colliers nhận xét, Singapore hiện là một lựa chọn thay thế cho Hồng Kông, vì mức độ “gần gũi và môi trường nói tiếng Hoa phổ biến”. Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế về dòng vốn từ Trung Quốc, nhưng một quỹ tương hỗ hoặc dạng quỹ uỷ thác gia đình sẽ có thể tạo điều kiện để rút vốn liên tục từ Trung Quốc, bà Joeng nói. 

Các nhà đầu tư Trung Quốc thường bị “đổ lỗi” vì thúc đẩy giá nhà đất tại Hồng Kông, nhưng theo ông Joseph Tsang, chủ tịch mảng kinh doanh tại HongKong của JLL, số người Trung Quốc từ đại lục mua BĐS tại Hồng Kông đã giảm đáng kể trong mười năm qua, một phần do chi phí đầu tư cao, nhưng chủ yếu là vì chính sách thắt chặt kiểm soát tiền tệ của Bắc Kinh. 

SingaporeHồng Kông thường được đặt ra so sánh, bởi cả hai đều là trung tâm tài chính thu hút các “ông lớn” quốc tế. Nhưng một sự khác biệt lớn giữa hai bên có lẽ chính là quyền sở hữu nhà đất. Theo Cục Thống kê Singapore, tỷ lệ sở hữu nhà của Singapore là 91% ( năm 2018), trong khi đó ở Hồng Kông chỉ là khoảng 19,2% theo dữ liệu từ Cục Thống kê Hồng Kông. Lí do chính của sự khác biệt này bắt nguồn từ việc chính phủ Singapore ban hành các chính sách nhà ở chặt chẽ cùng nhiều biện pháp ngăn chặn các nhà đầu tư nước ngoài hay các cá nhân giàu có đẩy giá BĐS lên cao. Chính sách “thuế bổ sung”, yêu cầu bất cứ người dân Singapore mua nhiều hơn một căn nhà phải trả thêm 12% -15% thuế, tuỳ thuộc vào số lượng tài sản được mua. Bên cạnh đó, người nước ngoài sẽ phải trả thêm 20% cho bất cứ giao dịch mua BĐS nào tại đảo quốc này. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...