Bị đuổi khỏi Big C, thế giới di động tan mộng shop in shop

Mô hình “shop in shop” của Thế giới Di động đã thất bại tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam bởi sự hiện diện của Nguyễn Kim. Thế giới Di động cũng chẳng thể xâm nhập vào hệ thống Vincom, Vinmart bởi
Bị đuổi khỏi Big C, thế giới di động tan mộng shop in shop

Mô hình “shop in shop” của Thế giới Di động đã thất bại tại hệ thống siêu thị Big C Việt Nam bởi sự hiện diện của Nguyễn Kim. Thế giới Di động cũng chẳng thể xâm nhập vào hệ thống Vincom, Vinmart bởi sự hiện diện của Vinpro.

Theo báo cáo tóm tắt kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm 2016, Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động (MWG) cho biết đã rút 22 cửa hàng ra khỏi Big C theo yêu cầu của Big C sau khi Big C Việt Nam về tay “đại gia” Thái Lan Central Group.Ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc Marketing của Thế giới Di Động tiết lộ, sở dĩ Big C Việt Nam “đuổi” Thế giới Di động là do sự hiện diện của hệ thống siêu thị điện máy Nguyễn Kim tại Big C. Lãnh đạo Big C Việt Nam cho rằng, Nguyễn Kim đang bán các mặt hàng giống với Thế giới Di động, 2 bên xung đột về lợi ích kinh doanh nên Thế giới Di động buộc phải rút ra khỏi hệ thống Big C Việt Nam.Central Group hiện vừa là chủ sở hữu của Big C Việt Nam, vừa là cổ đông lớn nắm giữ 49% cổ phần của Nguyễn Kim.Việc các cửa hàng của Thế giới Di động xuất hiện tại hệ thống siêu thị Big C là mô hình kinh doanh khá mới mà Thế giới Di động áp dụng từ năm 2015, gọi là mô hình “shop in shop”, nghĩa là một siêu thị bên trong một khu mua sắm lớn.Với động thái vừa qua thì mô hình “shop in shop” của Thế giới Di động triển khai tại Big C coi như là đã thất bại và mô hình này cũng khó có thể triển khai tại các trung tâm mua sắm lớn khác. Bởi một lượng rất lớn trung tâm mua sắm và siêu thị ở Việt Nam hiện nay là thuộc sở hữu của Vingroup (Vincom, Vinmart), trong khi Vingroup đã sở hữu thương hiệu cửa hàng điện máy riêng là Vinpro.Thực tế thì trước đây, Thế giới Di động cũng đã từng triển khai mô hình “shop in shop” từ rất lâu và cũng tại siêu thị Big C là Big C Bình Dương và Big C Dĩ An. Tuy nhiên, do cách thức vận hành còn nhiều hạn chế như: diện tích nhỏ chỉ 12m2, phụ thuộc Big C ở khâu thanh toán, khuyến mại khi mua hàng tại Big C lại phải mang ra siêu thị thegioidiong.com bên ngoài mới áp dụng được… nên mô hình này không thành công và phải dừng lại.Mặc dù bị “đuổi” khỏi hệ thống Big C Việt Nam nhưng lãnh đạo Thế giới Di động nhận định, doanh số của 22 cửa hàng trong Big C khá thấp so với 1.000 cửa hàng bên ngoài của Thế giới Di động nên không có bất kỳ tác động nào đáng kể đến sự tăng trưởng doanh thu của tập đoàn này trong tháng 8.Ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc Marketing của Thế giới Di động cũng cho rằng, động thái này của Big C Việt Nam là không có gì to tát vì đó mới là kinh doanh, kinh doanh thì phải có cạnh tranh và có những quy định riêng.
 Kình Dương/VNF

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...