BIDV cho ông Đoàn Ánh Sáng thôi chức Phó Tổng Giám đốc

BIDV vừa có quyết định cho thôi chức vụ Phó Tổng giám đốc của ông Đoàn Ánh Sáng từ ngày 31/8. Văn bản do ông Quách Hùng Hiệp, Phó Tổng giám đốc của BIDV kí.
BIDV cho ông Đoàn Ánh Sáng thôi chức Phó Tổng Giám đốc

Cụ thể, từ ngày 31/8/2018, ông Đoàn Ánh Sáng chính thức thôi giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc ngân hàng. Văn bản thông báo cho hay, quyết định căn cứ theo Điều lệ và quyết định của Hội đồng quản trị ngân hàng. 

Trước đó, hồi cuối tháng 5, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ 26 xem xét, kết luận vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV), ông Trần Lục Lang (Phó tổng Giám đốc BIDV) và ông Đoàn Ánh Sáng là những cá nhân bị kỷ luật trong quyết định kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương. 

UBKT Trung ương kết luận vi phạm của ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và Ngân hàng BIDV, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật...

UBKT Trung ương đã quyết định cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đoàn Ánh Sáng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy BIDV, Phó Tổng giám đốc BIDV.

Ông Đoàn Ánh Sáng sinh năm 1961, tại TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, có bằng cử nhân kinh tế. Ông Sáng bắt đầu làm việc tại BIDV, trải qua nhiều bộ phận, vị trí, đến năm 2013, ông Sáng được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc - Trụ sở chính BIDV. 

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...