Biểu tình bùng phát dữ dội, Lebanon đối mặt với nguy cơ nội chiến

Sau vụ nổ kinh hoàng trên bến cảng ở Beirut, hàng nghìn người dân Lebanon xuống đường ở thủ đô nước này, phản đối quyền lực và chính sách của giới chính trị lãnh đạo đất nước kể từ năm 1991.

Vụ nổ kinh hoàng như bom nguyên tử, làm rung chuyển hải cảng thành phố Beirut ngày 04/08, được người dân đánh giá là hậu quả của tham nhũng và vô trách nhiệm. Một khu vực lớn của Beirut hủy hoại từ vụ nổ, cướp đi sinh mạng của hơn 150 người và làm bị thương 6.000 người khác.

Những người biểu tình tập trung tại Quảng trường Liệt sĩ trung tâm thủ đô, treo cổ các bức tranh bìa cứng của những chính trị gia Lebanom, trong đó có cả Tổng thống Michel Aoun và thủ lĩnh tinh thần Hezbollah Hassan Nasrallah.

Biểu tình lan rộng ở Beirut, thủ đô Lebanon

Lực lượng an ninh Lebanon triển khai ngăn chặn xua đuổi những người biểu tình trong các khu vực khác nhau ở thủ đô Beirut, xung đột bùng phát và cảnh sát đã sử dụng lựu đạn hơi cay và đạn cao su.

Các cuộc đụng độ leo thang cao độ, những người biểu tình xông vào một số tòa nhà cơ quan chính phủ như Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế, Bộ Môi trường, Hiệp hội các ngân hàng, Bộ Năng lượng và Nước.

Theo Hội Chữ thập đỏ Lebanon, 238 người bị thương trong các cuộc đụng độ với cảnh sát. 70 người phải nhập viện. Lực lượng an ninh thông báo một nhân viên an ninh bị giết bởi "những kẻ bạo loạn giết người".

Sở Cứu hỏa Beirut từ chối yêu cầu giúp đỡ lực lượng an ninh Lebanon. Một số lính cứu hỏa từ cơ quan đã thiệt mạng trong vụ nổ ở cảng. Các nạn nhân không được thông báo có vật liệu cháy nổ nguy hiểm tại hiện trường vụ cháy ngay từ ban đầu để có biện pháp phòng vệ.

Truyền thông Israel ồ ạt lên tiếng ủng hộ những cuộc biểu tình ở Beirut, trong đó nhấn mạnh những thông tin chống lại Hezbollah và các lực lượng an ninh. Mỹ cũng tuyên bố ủng hộ những người biểu tình trên tài khoản Twitter của Đại sứ quán ở Beirut.

Mỹ tuyên bố ủng hộ cuộc biểu tình của người dân ở Beirut, Lebanon

Lebanon bắt đầu đối mặt ​​một giai đoạn hỗn loạn mới, có nhiều nguy cơ dẫn đến nội chiến. Thủ tướng Hassan Diab kêu gọi tổ chức bầu cử quốc hội sớm. Những tuyên bố này và thái độ thiếu trách nhiệm của chính quyền Lebanon có thể làm phát sinh các nguy cơ mới như bạo loạn và khủng bố, khi các phần tử cực đoan thánh chiến hiển diện với số lượng lớn trên đất nước này.

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...