Biểu tình chống lại các hạn chế xã hội trở thành bạo loạn ở Brussels

Các cuộc biểu tình phản đối hạn chế xã hội tại thủ đô Brussels của Bỉ đã trở nên nghiêm trọng và bạo lực hơn vào hôm qua, 5/12.
Biểu tình chống lại các hạn chế xã hội trở thành bạo loạn ở Brussels

Cảnh sát đã bắn đạn hơi cay và sử dụng vòi rồng vào 5/12 để giải tán những người biểu tình ném đá và pháo hoa vào các sĩ quan khi một cuộc biểu tình ở Brussels về các hạn chế Covid-19 trở nên bạo lực.

Ban đầu, vài nghìn người biểu tình đã tuần hành một cách ôn hòa qua trung tâm thủ đô của Bỉ tới khu vực đặt trụ sở của các tổ chức Liên minh châu Âu. Tại đây, một nhóm người biểu tình đội mũ trùm đầu đen, hô vang khẩu hiệu "liberte" (tự do) và bắt đầu ném đá vào cảnh sát, những người đã phải phản ứng lại bằng hơi cay và vòi rồng, theo cảnh quay và tường thuật từ các nhà báo của Reuters.

Những người biểu tình phản đối các quy tắc hạn chế xã hội buộc người dân phải xuất trình thẻ Covid-19 để có thể vào các quán bar và nhà hàng.

Một người phản đối, giáo viên võ thuật Alain Sienaort, nói: “Tôi không thể chịu sự phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào, và bây giờ thẻ vaccine Covid-19 chính là phân biệt đối xử, các biện pháp trừng phạt đối với những người chưa được tiêm chủng cũng phân biệt đối xử. Chúng tôi không muốn một chế độ độc tài.”

Cuộc biểu tình diễn ra sau các biện pháp mới được công bố vào cuối tuần trước nhằm ngăn ngừa làn sóng dịch mới tại Bỉ, nơi chứng kiến tỷ lệ lây nhiễm cao nhất châu Âu, bao gồm việc bắt buộc đeo khẩu trang đối với hầu hết trẻ em tiểu học và tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ học trực tiếp. 

Vào cuối tháng 11, một số lượng lớn hơn nhiều người biểu tình đã xung đột dữ dội với cảnh sát ở Brussels, dẫn đến hàng chục vụ bắt giữ, gây thương tích cho các sĩ quan cảnh sát và thiệt hại tài sản trên diện rộng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...