Binance triển khai 1 tỷ USD để cứu ngành công nghiệp tiền điện tử

Binance sẽ dành 1 tỷ USD cho các cam kết của quỹ phục hồi ngành công nghiệp tiền điện tử.
Binance triển khai 1 tỷ USD để cứu ngành công nghiệp tiền điện tử

Sàn giao dịch tiền điện tử Binance mới đây đã công bố thông tin chi tiết về một quỹ phục hồi dành cho ngành công nghiệp tiền điện tử, nhằm mục đích hỗ trợ những nhà đầu tư đang gặp khó khăn sau vụ phá sản thảm khốc của FTX.

Trong một bài đăng trên website của mình, Binance cho biết họ sẽ dành 1 tỷ USD cho các cam kết ban đầu của quỹ phục hồi và có thể tăng số tiền đó lên 2 tỷ USD vào trong tương lai “nếu cần thiết”. Binance cũng đã nhận được 50 triệu USD cam kết đóng góp từ các công ty đầu tư tiền điện tử bao gồm Jump Crypto, Polygon Ventures và Animoca Brands.

Giám đốc điều hành Binance Changpeng Zhao đã chia sẻ một tài khoản ví điện tử thể hiện cam kết của mình và cho biết: “Chúng tôi làm điều này một cách minh bạch.” Dữ liệu blockchain công khai được CNBC xem xét cho thấy số dư hiện có khoảng 1 tỷ USD trong stablecoin BUSD của chính Binance. BUSD là một stablecoin do công ty cơ sở hạ tầng blockchain Paxos phát hành và được Bộ Dịch vụ Tài chính Bang New York phê duyệt và quản lý, theo trang web của Paxos.

ngành công nghiệp tiền điện tử
CEO Binance Changpeng Zhao.

Quỹ phục hồi của Binance được thành lập như một nỗ lực nhằm cứu ngành công nghiệp tiền điện tử và hỗ trợ các công ty và dự án “gặp khó khăn tài chính vì chịu ảnh hưởng từ các tác nhân bên ngoài”, sau khi sàn giao dịch FTX của Sam Bankman-Fried nộp đơn xin phá sản vào đầu tháng này.

Kể từ khi FTX ngừng hoạt động một cách đột ngột, các nhà đầu tư đã lo lắng về khả năng tác động tiêu cựu của nó đến mọi ngóc ngách của ngành.

CEO Changpeng Zhao trước đây cũng từng nhấn mạnh rằng ý định của mình đối với quỹ phục hồi là để ngăn chặn “hiệu ứng lây lan theo tầng” xuất phát từ sự sụp đổ của FTX. Hiện có khoảng 150 công ty đã nộp đơn xin hỗ trợ từ quỹ, Binance cho biết. Sàn giao dịch dự kiến chương trình hỗ trợ sẽ kéo dài khoảng sáu tháng, đồng thời cho biết họ sẽ “linh hoạt trong cơ cấu đầu tư” và kêu gọi thêm các khoản đóng góp bằng mã thông báo, tiền mặt và nợ. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...