Sam Bankman-Fried từ chức, FTX nộp hồ sơ phá sản

Sàn giao dịch tiền điện tử FTX của Sam Bankman-Fried nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 ở Hoa Kỳ, theo một tuyên bố của công ty được đăng trên Twitter.
FTX nộp hồ sơ phá sản
Nhà sáng lập FTX Sam Bankman-Fried.

Sàn giao dịch tiền điện tử FTX nộp hồ sơ phá sản tại Hoa Kỳ, cùng vào thời điểm nhà sáng lập Sam Bankman-Fried từ chức Giám đốc điều hành và nhường lại vị trí cho John J. Ray III, mặc dù người đứng đầu sắp mãn nhiệm sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình chuyển đổi.

Trong hồ sơ bảo hộ phá sản dài 23 trang do CNBC thu được, FTX chỉ ra rằng họ có hơn 100.000 chủ nợ, tài sản trong khoảng 10 tỷ đến 50 tỷ USD, cũng như các khoản nợ trong khoảng 10 tỷ đến 50 tỷ USD. 

Sam Bankman-Fried cũng cho biết ông muốn bổ nhiệm Stephen Neal làm chủ tịch hội đồng quản trị mới của công ty. Tuy nhiên, một phát ngôn viên sau đó nói rằng Stephan Neal đã quyết định từ chối lời mời. “Mặc dù rất vinh dự khi được bổ nhiệm, nhưng thật đáng tiếc, ông Stephen Neal không thể phục vụ ở vị trí đó vì những lý do không liên quan gì đến FTX., Inc., hoặc CEO cũ.”

Sự cứu trợ tức thì của Chương 11 là phù hợp để cung cấp cho FTX Group cơ hội đánh giá tình hình của mình và phát triển một quy trình nhằm tối đa hóa khả năng phục hồi cho các bên liên quan,” Giám đốc mới của FTX, John J. Ray III cho biết. “FTX Group có những tài sản quý giá chỉ có thể được quản lý hiệu quả trong một quy trình chung có tổ chức. Tôi muốn đảm bảo với mọi nhân viên, khách hàng, chủ nợ, bên hợp đồng, cổ đông, nhà đầu tư, cơ quan chính phủ và các bên liên quan khác rằng chúng tôi sẽ tiến hành nỗ lực này với sự siêng năng, kỹ lưỡng và minh bạch”.

Sự kiện này đánh dấu một tuần đầy biến động đối với một trong cái tên lớn nhất trong ngành tiền điện tử.

Trong khoảng thời gian vài ngày, FTX đã từ mức định giá 32 tỷ USD xuống phá sản khi thanh khoản cạn kiệt, khách hàng yêu cầu rút tiền và sàn giao dịch đối thủ Binance đã “xé bỏ” thỏa thuận để mua lại công ty. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…