Bitcoin không phải và sẽ không thể là tiền tệ

Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2018 (WEF), bitcoin được xem là một trong những chủ đề “nóng” hơn cả. Nhưng, hầu hết các lãnh đạo, nhà kinh tế học và CEO hàng đầu thế giới đều nhất trí rằng nó không thể
Bitcoin không phải và sẽ không thể là tiền tệ

Quan điểm về bitcoin được các đại biểu tham dự WEF thể hiện khá rõ ràng: Loại tiền mã hóa này là một kênh đầu tư thú vị, song đừng xem nó như một loại tiền tệ. Và, nó cũng sẽ không bao giờ có tính thanh khoản như đồng đô la Mỹ hay yên Nhật ngoài đời.

Bà Cecilia Skingsley - Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thụy Điển - cho biết bản thân "không cảm thấy có bất kỳ vấn đề gì với việc người khác xem bitcoin như một loại tài sản để đầu tư. Tuy nhiên, tính biến động của nó là quá cao để có thể trở thành một loại tiền tệ”.

Tháng 12/2017, giá bitcoin chạm đỉnh gần 20.000 USD nhưng hiện đã và đang giảm mạnh, xuống còn dưới mức 11.000 USD sau hàng loạt các tin tức về việc siết chặt quản lý tiền mã hóa ở nhiều nơi trên thế giới.

Thậm chí, ngay cả những doanh nhân vốn đã từng đầu tư vào bitcoin khi đến tham dự diễn đàn tại Davos cũng nói rằng đồng tiền mã hóa này hoạt động rất kém trong vai trò tiền tệ. Jennifer Zhu Scott, một doanh nhân và nhà đầu tư tiền mã hóa, nói rằng bitcoin chỉ là “một công cụ để lưu trữ giá trị”.

Còn bà Christine Lagarde - Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - cho biết: "Trên thực tế, tính ẩn danh của bitcoin khiến nó trở thành một công cụ hoàn hảo cho việc che giấu hoạt động rửa tiền hay tài trợ cho khủng bố. Điều này là khó có thể chấp nhận được đối với một đồng tiền chính thống".

có thể thấy, những quan điểm được trình bày tại Davos đã phần nào phản ánh sự lo ngại ngày một gia tăng của thế giới xung quanh tính ứng dụng thực tế trong đời sống hằng ngày của bitcoin.

Stripe, một công ty thanh toán trực tuyến hàng đầu, đã cho biết sẽ ngưng xử lý các giao dịch bằng bitcoin vào tháng Tư năm nay. Công ty này nói rằng chính sự biến động to lớn trong biên độ giá của bitcoin là nguyên nhân khiến cho nó không thể trở thành một công cụ thanh toán hữu dụng.

Các quan chức nhiều nước tham gia diễn đàn đều bày tỏ rằng tiền mã hóa còn cả một con đường dài phía trước.

Steven Mnuchin - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ - phát biểu: “Chúng tôi khuyến khích fintech (tài chính công nghệ), chúng tôi khuyến khích sự đổi mới, nhưng, chúng tôi mong muốn có sự an toàn cho thị trường tài chính và đảm bảo chắc chắn rằng nó không bị lợi dụng cho các hoạt động phi pháp”.

Đồng ý với quan điểm trên, Thủ tướng Theresa May nói rằng Chính phủ Anh sẽ “rất thận trọng” trong vấn đề tiền mã hóa, “bởi vì nó là thứ thường bị các băng nhóm tội phạm lợi dụng”.

Còn Larry Fink - Giám đốc điều hành của BlackRock - thì thẳng thắn cho rằng bitcoin là “dấu hiệu của hoạt động rửa tiền”.

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…