Bộ công thương giữ thông tư 20 để bảo vệ người tiêu dùng

Trước những tranh luận gay gắt từ hai nhóm doanh nghiệp nằm trong diện điều chỉnh trực tiếp của Thông tư 20 và giữa các cơ quan quản lý thời gian qua, ngày 18.8, Bộ Công thương đã chính thức lên tiếng
Bộ công thương giữ thông tư 20 để bảo vệ người tiêu dùng
Trước những tranh luận gay gắt từ hai nhóm doanh nghiệp nằm trong diện điều chỉnh trực tiếp của Thông tư 20 và giữa các cơ quan quản lý thời gian qua, ngày 18.8, Bộ Công thương đã chính thức lên tiếng giải trình về Thông tư 20.
Thông tư 20 không phải là điều kiện đầu tư kinh doanhDẫn tại khoản 5, Điều 3, Luật Đầu tư 2014, Bộ Công thương cho biết: "Đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư". Đối chiếu với định nghĩa này, Thông tư 20 không phải là điều kiện đầu tư kinh doanh bởi không can thiệp vào việc "bỏ vốn đầu tư" để thành lập tổ chức kinh tế nhằm thực hiện hoạt động kinh doanh ô tô, mà cụ thể là sản xuất, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ ô tô. Nói cách khác, bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền "bỏ vốn đầu tư" thành lập tổ chức kinh tế để kinh doanh ô tô mà không cần phải tuân thủ Thông tư 20.Theo Bộ Công thương, Thông tư 20 đơn thuần là một thủ tục hành chính được áp dụng đối với hàng nhập khẩu tại cửa khẩu để bảo đảm một mục tiêu quản lý. Theo đó, nếu thương nhân nhập khẩu không đáp ứng được thủ tục này, sẽ không thể hoàn thành thủ tục hải quan cho hàng hóa nhập khẩu tại cửa khẩu. Các thủ tục áp dụng cho hàng nhập khẩu như vậy có rất nhiều và trong đại đa số các trường hợp, đều không bị coi là điều kiện đầu tư kinh doanh (ví dụ như Giấy chứng nhận xuất xứ, Giấy chứng nhận đã qua kiểm dịch động thực vật hay Giấy chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam... do cơ quan có thẩm quyền cấp).Đơn cử như mặt hàng hoa quả. Ở nước ta, các tổ chức, cá nhân đều có quyền bỏ vốn đầu tư để kinh doanh mua, bán hoa quả bởi đây không phải là ngành đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tuy nhiên, khi nhập khẩu hoa quả từ nước ngoài, thương nhân nhập khẩu sẽ không thể hoàn thành thủ tục hải quan nếu không xuất trình được một số giấy tờ nhất định. Từ trước tới nay, yêu cầu này không bị coi là điều kiện đầu tư kinh doanh hoa quả, cũng không bị coi là vi phạm Luật cạnh tranh hay bất kỳ luật nào khác của Việt Nam.Do đó, Bộ này cho rằng, Thông tư 20 chỉ áp dụng cho xe mới. Theo quy định của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam, các loại xe mới chỉ được phép bán cho người tiêu dùng khi kèm theo chế độ bảo hành, bảo dưỡng rõ ràng của nhà sản xuất. Vì vậy, Thông tư 20 chỉ quy định một thủ tục hành chính để bảo đảm rằng chế độ bảo hành, bảo dưỡng của chính hãng sản xuất (cũng như mọi quyền lợi khác mà chính hãng sản xuất cam kết với khách hàng) sẽ được các nhà nhập khẩu, phân phối ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống tôn trọng. Phương thức để chứng thực sự tôn trọng đó là Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền của chính hãng sản xuất, kinh doanh bởi thông thường, không một thương nhân nào có thể, hoặc được phép bảo hành ô tô nếu không được chính hãng ủy quyền.Ngoài ra, Bộ Công thương cũng lên tiếng khẳng định rõ 2 vấn đề xoay quanh Thông tư 20 thời gian qua. Thứ nhất, Thông tư 20 không vi phạm quy định nào của Luật cạnh tranh vì đây là một thủ tục hành chính áp dụng chung cho mọi thương nhân nhập khẩu. Thông tư 20 không chỉ định doanh nghiệp nhập khẩu để buộc người tiêu dùng phải mua ô tô tại doanh nghiệp đó. Quy định về Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền chính hãng được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô mới từ 9 chỗ ngồi trở xuống. Việc doanh nghiệp có được Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền chính hãng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý không can thiệp vào quá trình này.Thứ hai, Bộ Khoa học và Công nghệ đã khẳng định Thông tư 20 không vi phạm pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, do không được ban hành để "hạn chế nhập khẩu" hoặc "kiềm chế nhập siêu" nên tất cả các ý kiến dẫn chiếu số liệu nhập khẩu ô tô thời kỳ 2011-2015 để cho rằng "Thông tư 20 đã không đạt được mục đích hạn chế nhập khẩu, cần phải được bãi bỏ" đều là không phù hợp.Bãi bỏ Thông tư 20 khi có quy định tương đươngTheo Bộ Công thương, do Thông tư 20 không phải là điều kiện đầu tư kinh doanh nên không phải tự động bãi bỏ theo quy định của Luật Đầu tư 2014. Thông tư này được ban hành để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và qua 5 năm thực hiện, đã chứng minh được tác dụng của mình, triệt tiêu hoàn toàn tình trạng vô trách nhiệm với người tiêu dùng và với xã hội của một số nhà nhập khẩu, phân phối ô tô. Thông tư 20 cũng không bị bất kỳ Thành viên WTO nào phản đối.Không những thế, Thông tư này còn được cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước ủng hộ từ khi ra đời. Minh chứng rõ nhất là thị trường ô tô mới từ 9 chỗ ngồi trở xuống đã trở nên trật tự và nề nếp hơn, sự an toàn của người tiêu dùng và của toàn xã hội được bảo đảm hơn. Theo hướng đó, nhiều ý kiến yêu cầu Bộ Công thương tiếp tục duy trì Thông tư 20.Trước những ý kiến này, Bộ Công thương kiến nghị không chấp thuận đề xuất rút ngành, nghề "Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô" khỏi danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư 2014.Tuy nhiên sẽ cần đến sự phối hợp, chủ trì của Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan về việc ban hành sớm các quy định trong nước có tác dụng tương đương Thông tư 20, áp dụng tại khâu đăng ký lưu hành và áp dụng chung cho tất cả các loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ; bảo đảm các loại phương tiện này được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam.Khi các quy định do Bộ Giao thông Vận tải ban hành chính thức có hiệu lực thì sẽ bãi bỏ Thông tư 20. Đồng thời, căn cứ các quy định của pháp luật cạnh tranh, sẽ giao Bộ Công thương giám sát hoạt động nhập khẩu, phân phối ô tô tại Việt Nam để bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Tuyết Nhung/MTG

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…