Bỏ học Harvard, doanh nhân trẻ tuổi thành lập startup hàng đầu Hàn Quốc

Tỷ phú Hàn Quốc Bom Kim đã sẵn sàng từ bỏ trường đại học Harvard danh giá để chọn cho mình một lối đi mới mẻ với nhiều thách thức và mạo hiểm.
Bỏ học Harvard, doanh nhân trẻ tuổi thành lập startup hàng đầu Hàn Quốc

Đối với nhiều bạn trẻ, chương trình cử nhân MBA danh tiếng của harvard mang đến một bước đệm quan trọng trong hành trình lập nghiệp và phát triển. Nhưng đối với Bom Kim thì lại khác. Chỉ sáu tháng sau khi nhập trường, Bom Kim đã bỏ học, quyết tâm tự mình thực hiện giấc mơ. 

Và cho đến nay, chỉ sau một thập kỷ, Bom Kim đã trở thành tỷ phú đằng sau công ty startup được cho là có giá trị nhất Hàn Quốc. 

Bom Kim là người sáng lập và giám đốc điều hành Coupang, một công ty startup thương mại điện tử trị giá 9 tỷ USD với danh gọi “Amazon của Hàn Quốc”. 

Kim bắt đầu kinh doanh tại Seoul vào năm 2010, tận dụng những gì mà anh thấy và nắm bắt cơ hội trong ngành công nghệ đang ngày càng phát triển tại Hàn Quốc. Hiện tại, Coupang tự hào với tổng số cơ sở người dùng gần bằng 1/2 dân số đất nước. 

Trên thực tế, khi Coupang mới khởi đầu, họ hoạt động theo lối kinh doanh hàng ngày dựa theo mô hình Groupon (Group + coupon: mô hình mua hàng theo nhóm). Nhưng Bom Kim đã sớm nhận thấy phạm vi thương mại điện tử ngày càng mở rộng, anh đã nhanh chóng “chèo lái” công ty chuyển sang nhóm thị trường thứ ba, lấy cảm hứng từ eBay. 

“Hình dạng của Coupang, mô hình kinh doanh của Coupang, vị trí của Coupand, đều đã phải trải qua rất nhiều thay đổi,” Bom Kim nói. 

Việc kinh doanh đạt được thành công nhanh chóng. Trong vòng 3 năm, Kim cho biết công ty đã vượt doanh số 1 tỷ USD và đang trên đà chào bán IPO. Tuy nhiên, đến khi mọi việc gần như hoàn thành, Kim quyết định rút khỏi thoả thuận và thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh một lần nữa, tin rằng Coupang có thể trở thành một điều gì đó tốt hơn nữa.  

Và thế là Kim quyết định làm lại từ đầu; đưa Coupang phát triển như một nền tảng mua sắm trọn vẹn, thiết kế để quản lý toàn bộ hành trình giao dịch của khách hàng, từ máy tính/điện thoại cho đến khi sản phẩm được gaio đến tận cửa. Điều đó bao gồm việc tạo ra doanh nghiệp hậu cần theo phong cách UPS của riêng Coupang - với tên gọi RocketDelivery, nhằm mục đích mang lại niềm phấn khích cho khách hàng và cải thiện hệ thống bưu chính Hàn Quốc. 

Thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng trong những năm trở lại đây và dự kiến sẽ trở thành thị trường lớn thứ 5 thế giới sau Trung Quốc, Hoa Kỳ và Nhật Bản … 

Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2018, Coupang đã nhận được tổng cộng 3,6 tỷ USD từ các nhà đầu tư “có máu mặt” như Softbank, Sequoia Capital và BlackRock. Điều này đã mang về cho công ty một mức định giá ước tính lên tới 9 tỷ USD, đưa Coupang trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị nhất Hàn Quốc. 

Coupang đáp ứng chính xác những đặc điểm và nhu cầu của thị trường. Hơn 5000 tài xế của công ty - được gọi với tên biệt hiệu là Coupangmen - vận chuyển 99,3% đơn hàng trong vòng chưa đầy 24 giờ. Dịch vụ Dawn Delivery mới của công ty thậm chí còn hứa hẹn sẽ “vượt mặt” Amazon Prime, cung cấp sản phẩm vào 7 giờ sáng cho các đơn hàng được thực hiện trước nửa đêm hôm trước. 

Bom Kim cho biết, sự chi tiết là những gì đã giúp làm nổi bật doanh nghiệp của ông trong một thị trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Trong khi Amazon không hoạt động ở Hàn Quốc, Coupang vào năm ngoái đã vượt xa những cái tên “đồng hương” như Gmarket và 11Street, được vinh danh “Nhà bán lẻ trực tuyến được người tiêu dùng yêu thích nhất”. 

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?