Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 5 giải pháp lớn để thúc đẩy phát triển kinh tế

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, các chính sách đưa ra sẽ giải quyết được rất nhiều vướng mắc, nhất là trong việc hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Tại phiên họp Quốc hội ngày 29/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng bày tỏ đồng tình với một số vấn đề mà các đại biểu nêu xoay quanh niềm tin của thị trường và tâm lý xã hội có nơi còn thận trọng quá trong bối cảnh thế giới bất định, nhiều rủi ro, chính sách các nước khó lường… Đặc biệt, tâm lý sợ sai sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức làm cản trở quá trình phát triển trong thời gian tới.

Theo Bộ Trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong bối cảnh hết sức khó khăn, Việt Nam đã đạt được những kết quả hết sức trân trọng và tích cực. Bộ trưởng cũng ghi nhận các đại biểu đã chỉ ra các thách thức để Chính phủ lưu ý trong thời gian tới, như tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm vừa qua đạt 5,2%, thấp so với mục tiêu 5 năm là 6,5-7%. Sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn, đầu tư khu vực tư nhân, sức mua phục hồi chậm, áp lực cạnh tranh trong nước và nước ngoài, kéo theo áp lực về tín dụng, nợ xấu…

Một số ý kiến cũng chỉ ra chất lượng tăng trưởng chưa có nhiều cải thiện, tốc độ tăng năng suất thấp, chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, nhất là nhân lực chất lượng cao. Trong khi, thị trường như bất động sản, vàng, giá vé máy bay cũng còn nhiều thách thức… Thêm vào đó, thể chế, pháp luật, phân cấp phân quyền, quản lý kiểm tra giám sát một số thị trường, thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh còn rườm rà, phức tạp.

Ngoài ra, các thách thức về thiên tai, dịch bệnh, thiếu nước, xâm nhập mặn, biến đổi khí hậu, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ.. Cộng thêm, vấn đề về phát triển đô thị, phòng cháy chữa cháy, tai nạn giao thông… còn nhiều bất cập, hạn chế.

Trên bình diện đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất với Chính phủ chỉ đạo tập trung vào 5 nhóm vấn đề lớn.

Thứ nhất là thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các giải pháp, chính sách, bảo đảm hài hòa, xử lý các tình huống trong ngắn hạn và phát triển trong trung, dài hạn, đặc biệt là hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước đồng thời chuẩn bị các điều kiện tốt để thu hút các làn sóng chuyển dịch đầu tư trược tiếp nước ngoài (FDI).

“Theo đó, các địa phương phải thực sự đồng hành hỗ trợ cho doanh nghiệp vì chỉ có Quốc hội, Chính phủ, Trung ương là không đủ, bởi rất nhiều vấn đề liên quan ở địa phương. Tôi cũng đề nghị các đại biểu giám sát tại địa phương để hỗ trợ đồng hành tháo gỡ ách tắc về thủ tục cho doanh nghiệp, hiện nay rất khó khăn,” Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.

Thứ hai là thúc đẩy các động lực truyền thống về đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu; bổ sung thêm các động lực mới, mô hình kinh tế mới về Chuyển đổi Số, Chuyển đổi Xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ hay các ngành công nghiệp mới nổi như sản xuất chip, bán dẫn, năng lượng tái tạo…

Thứ ba là đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, thực hiện các dự án hạ tầng chiến lược, quan trọng.

Thứ tư là tập trung cải cách thể chế, pháp luật theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh hơn nữa để giải quyết các vướng mắc, bất cập hiện đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, rõ ràng. Đặc biệt là phải khắc phục được tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm, phát huy tinh thần trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm của cán bộ, công chức.

Bên cạnh đó, các cấp quản lý cần khẩn trương sửa đổi, ban hành đồng bộ các văn bản thi hành Luật Đất đai ở trung ương và địa phương, đề xuất Quốc hội cho áp dụng Luật Đất đai ngay từ ngày 1/7, song song với đó là đẩy mạnh triển khai Nghị quyết 02 cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh Quốc gia.

“Thủ tướng đã chỉ đạo thành lập hai tổ công tác, trong thời gian tới sẽ phát huy cơ chế này, nếu cần thì phải thành lập một ban chỉ đạo để giải quyết dứt điểm vấn đề này, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Chính phủ cũng đang hoàn thiện để trình Quốc hội cho phép tách dự án giải phóng mặt bằng ra khỏi nhóm B, nhóm C; Phân cấp cho các địa phương phê duyệt kế hoạch để thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt nhằm đẩy nhanh tiến độ; Phân cấp cho các địa phương kế hoạch sử dụng đất, điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, điều này sẽ tháo gỡ rất nhiều các vướng mắc hiện nay,” vị lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Truyền thông cho hay.

Cuối cùng là kiến nghị Quốc hội cho phép sơ kết, tổng kết đánh giá các cơ chế chính sách đặc thù đã áp dụng cho 10 tỉnh, thành và cơ chế chính sách nào đã rõ, đã phù hợp với tình hình thực tiễn và pháp luật thì cho phép nhân rộng cho các địa phương khác cùng được thực hiện có thể bằng một nghị quyết của Quốc hội trong khi chờ chưa sửa được các luật liên quan.

Về phía Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng cho biết sẽ rà soát lại Luật Đầu tư công, trong đó có cả vấn đề về hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) và đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) để làm sao các vướng mắc được tháo gỡ nhanh và hiệu quả hơn.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng cho hay tình hình doanh nghiệp đã có chuyển biến rất tốt trong tháng Năm. Cụ thể, số thành lập mới đã đạt trong 5 tháng đầu năm đã lớn hơn số rút lui khỏi thị trường. Đây là một dấu hiệu hết sức tích cực và Chính phủ sẽ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian tới để phục hồi và phát triển.

Xem thêm

Pitch Deck tại CNE mang đến cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận các nhà đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư mạo hiểm

Cơ hội để doanh nghiệp Việt tái cấu trúc toàn diện

Theo nhận định của các chuyên gia IPO quốc tế, giai đoạn 5 - 10 năm tới là giai đoạn vàng để các doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu tái cấu trúc toàn diện và đi theo hướng niêm yết bài bản, chính trực, thực hiện trách nhiệm xã hội, đóng góp cho nền kinh tế quốc gia...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương

Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Nếu giải ngân vốn đầu tư công tốt thì khả năng đến cuối năm là hết tiền

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo với Thủ tướng về khả năng dự báo năm nay và 2025 đối với việc lượng vốn thực tế có thể giải ngân được so với tổng hạn mức của kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo ước tính, năm nay chúng ta có thể thiếu hơn 100.000 tỷ đồng...

Có thể bạn quan tâm

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư 22.000 tỷ đồng "đặt cược" lớn vào MIG: Kỳ vọng tăng trưởng thị trường bảo hiểm

Quỹ đầu tư Pyn Elite Fund, một trong những quỹ ngoại hàng đầu trên thị trường chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản quản lý lên đến 815 triệu EUR (khoảng 22.000 tỷ đồng), vừa thông báo kế hoạch mua thêm gần 2,6 triệu cổ phiếu MIG của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC).