Các nhà lập pháp Vương quốc Anh cáo buộc Huawei “thông đồng” với Bắc Kinh

Uỷ ban quốc phòng Quốc hội Anh đưa ra báo cáo mới nhất cho rằng “có bằng chứng về sự thông đồng giữa Huawei và chính phủ Bắc Kinh”.
Các nhà lập pháp Vương quốc Anh cáo buộc Huawei “thông đồng” với Bắc Kinh

Trong một báo cáo mới nhất được đưa ra, Uỷ ban quốc phòng Quốc hội Anh đã cáo buộc Huawei “thông đồng” với chính phủ Bắc Kinh qua những “bằng chứng rõ ràng”. Các thành viên quốc hội Anh cũng cho rằng thiết bị của Huawei cũng có thể bị loại bỏ khỏi hệ thống mạng viễn thông của nước này sớm hơn so với kế hoạch ban đầu. 

Những bình luận mới nhất từ Anh sẽ tạo thêm áp lực cho Huawei - công ty hiện đã bị chặn khỏi các thị trường quan trọng như Úc và Nhật Bản, đồng thời phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Washington. 

Trước những thông tin trên, Huawei đã đưa ra phản hồi, cho biết: “Báo cáo này thiếu độ tin cậy, vì nó được xây dựng trên quan điểm cá nhân hơn là thực tế. Chúng tôi chắc chắn rằng mọi người sẽ nhìn thấu được sự vô căn cứ và thay vào đó nhớ đến những gì mà Huawei đã mang lại cho Anh trong 20 năm qua”. 

Vào hồi tháng 7, chính phủ Anh đã thông báo rằng các nhà khai thác mạng di động ở nước này sẽ phải ngừng mua thiết bị của Huawei vào cuối năm nay. Họ cũng sẽ loại bỏ thiết bị của Huawei khỏi cơ sở hạ tầng của mình vào năm 2027. 

Quyết định này của chính phủ Anh dựa trên kết quả của việc Trung tâm An ninh mạng Quốc gia Vương quốc Anh xem xét khẩn trương đối với Huawei ngay sau khi Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp trừng phạt mới, cắt Huawei khỏi nguồn cung cấp bán dẫn chính.

Trung tâm cho biết Huawei là một nhà cung cấp rủi ro cao vì đây là một công ty Trung Quốc có thể phải tuân thủ Luật Tình báo Quốc gia của Trung Quốc và có khả năng “được lệnh hành động theo cách có hại cho Vương Quốc Anh”.

Theo luật này, các công ty Trung Quốc dường như bắt buộc phải “hợp tác với công việc tình báo của nhà nước”. Điều đó có nghĩa là phải giao nộp dữ liệu cho Bắc Kinh. Huawei đã nhiều lần lên tiếng phủ nhận. 

Một cuộc điều tra riêng biệt của Uỷ ban quốc phòng Quốc hội Anh về bảo mật 5G đã công bố vào hôm qua (8/10) cho biết mốc thời gian 2027 là “hợp lý” để loại bỏ Huawei khỏi hệ thống nhưng mốc 2025 có thể được xem xét trong các trường hợp cụ thể. “Nếu áp lực từ các nước đồng minh về việc loại bỏ một cách nhanh hơn được tiếp tục, hoặc nếu các mối đe doạ và vị thế toàn cầu của Trung Quốc có thay đổi đáng kể… Chính phủ sẽ xem xét liệu việc loại bỏ vào năm 2025 có khả thi về mặt kinh tế hay không,” các nhà lập pháp chia sẻ.

“Rõ ràng những hạn chế này sẽ làm trì hoãn việc triển khai 5G và gây thiệt hại kinh tế cho Anh Quốc và các nhà khai thác mạng di động. Chính phủ sẽ thực hiện các bước cần thiết để giảm thiểu sự chậm trễ và thiệt hại kinh tế, cũng như xem xét bồi thường cho các nhà khai thác nếu thời hạn 2027 được dời lên sớm hơn.”

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…