Bất chấp tình hình kinh tế đầy biến động, giới nhà giàu vẫn "vung tiền" vào trang sức

Cho dù thị trường xa xỉ đang đối mặt với nhiều biến động, nhưng các tập đoàn như Richemont vẫn chứng kiến đà tăng trưởng ổn định nhờ tập trung vào phân khúc trang sức cao cấp, nơi nhu cầu của giới thượng lưu vẫn không hề giảm sút…

Bất chấp tình hình kinh tế đầy biến động, giới nhà giàu vẫn "vung tiền" vào trang sức

Trong khi phần lớn người tiêu dùng phổ thông đang phải cắt giảm chi tiêu đối với hàng hoá không thiết yếu, bao gồm cả hàng xa xỉ, thì giới siêu giàu vẫn chẳng ngần ngại “vung tiền” cho các món trang sức tinh xảo, từ nhẫn kim cương cho đến vòng đá quý hiếm.

Đây rõ ràng là một tin tức tích cực đối với Richemont, tập đoàn xa xỉ Thụy Sĩ sở hữu những thương hiệu trang sức danh tiếng như Van Cleef & Arpels, Buccellati và Cartier.

“Các thương hiệu trang sức của Richemont hiện đứng đầu về mức độ được người tiêu dùng khao khát và ưu ái lựa chọn”, ông Luca Solca, giám đốc phân tích ngành hàng xa xỉ toàn cầu tại Bernstein, chia sẻ với CNBC.

Vào cuối tuần trước, Richemont đã công bố báo cáo doanh thu quý 4 năm tài chính 2024, với kết quả cao hơn dự báo, dẫn đầu bởi đà tăng 11% của mảng trang sức cao cấp (Jewellery Maisons). Tính cả năm, trang sức cũng là phân khúc ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất của tập đoàn, đạt mức tăng 8%.

maxresdefault.jpg

Điều này đặc biệt ấn tượng trong bối cảnh nhiều “ông lớn” ngành xa xỉ như LVMH, Kering hay Burberry đều chứng kiến doanh số giảm mạnh trong quý kết thúc vào tháng 3/2025, "dội gáo nước lạnh" vào kỳ vọng về sự phục hồi của ngành xa xỉ.

Ngay cả khi LVMH hay Kering đều đã nỗ lực để cạnh tranh và khẳng định chỗ đứng trong phân khúc trang sức, nhưng vẫn chưa thể tạo ra được bước đột phá đáng kể. Cụ thể, doanh số mảng đồng hồ và trang sức của LVMH trong quý 1/2025 hầu như đi ngang so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí còn giảm 2% tính theo tăng trưởng hữu cơ (không bao gồm tác động của tỷ giá và mua bán sáp nhập), do nhu cầu giảm với các thương hiệu chủ lực như Tiffany & Co, Bvlgari, TAG Heuer và Hublot.

“Chúng tôi đang giành lấy thị phần trong lĩnh vực trang sức, cả từ các thương hiệu có tên tuổi lẫn những “tay chơi” mới nổi”, Chủ tịch Richemont Johann Rupert cho biết trong buổi họp báo cáo tài chính.

Dù mảng trang sức đã thể hiện được sự kiên cường, nhưng Richemont không hoàn toàn miễn nhiễm với những khó khăn chung của ngành. Mảng đồng hồ chuyên biệt, gồm các thương hiệu như Piaget và Roger Dubuis, chỉ ra một bức tranh kém khả quan hơn. Doanh thu từ đồng hồ của Richemont đã giảm 13% trong năm 2024, chủ yếu do nhu cầu yếu tại Trung Quốc. Tốc độ sụt giảm chỉ chậm lại đôi chút trong nửa cuối năm nhờ thị trường Mỹ phục hồi.

“Thị trường đồng hồ toàn cầu đã chững lại do nhu cầu suy yếu, đặc biệt tại Trung Quốc. Tuy nhiên, phân khúc cao cấp nhất vẫn duy trì được sức hút”, Richemont nêu bật trong báo cáo.

Tình hình càng trở nên khó đoán hơn khi nhiều đối thủ lớn trong ngành đồng hồ Thụy Sĩ như Rolex, Patek Philippe hay Audemars Piguet đều là công ty tư nhân và không công bố kết quả kinh doanh.

Bên cạnh yếu tố vĩ mô, nhà phân tích Luca Solca của Bernstein nhận định rằng đặc thù thị trường đồng hồ, nơi sản phẩm thường được xem là khoản đầu tư lâu dài hay thậm chí là cả đời, khiến tốc độ phục hồi của phân khúc này chậm hơn. “Hầu như ai cũng đã mua đồng hồ trong giai đoạn hậu Covid và rõ ràng thị trường đang bước vào giai đoạn “tạm nghỉ”. Tôi cho rằng mảng đồng hồ sẽ tiếp tục gặp khó trong thời gian tới”, ông bình luận.

Ngược lại, người tiêu dùng có xu hướng mua sắm trang sức thường xuyên hơn. Đặc biệt trong năm vừa qua, giá trang sức nhìn chung ở mức hợp lý hơn so với xu hướng tăng liên tục của các mặt hàng xa xỉ khác, khiến người mua hàng cảm thấy hài lòng hơn về giá trị họ nhận được.

Khả năng duy trì giá trị của trang sức cao cấp, so với các mặt hàng xa xỉ dễ thay đổi hay biến động như thời trang hay đồ da, có thể mang đến lợi thế lớn cho Richemont trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang chịu nhiều sức ép.

Chủ tịch Richemont cũng nhấn mạnh rằng tập đoàn sẽ không tăng giá nhất thời vì điều đó rõ ràng là không bền vững, một bước đi trái ngược với nhiều hàng xa xỉ khác vốn đang cảnh báo về việc nâng giá sản phẩm.

Xem thêm

Người giàu thường ưa chuộng những trải nghiệm vượt ngoài giá trị vật chất và họ cũng tìm kiếm những không gian giúp nuôi dưỡng và chữa lành tâm hồn

Giới nhà giàu thích ăn gì, chơi gì, ở đâu?

Những xu hướng du lịch đang thịnh hành trong giới nhà giàu, phản ánh sự chuyển hướng từ những chuyến đi xa xỉ vật chất sang tìm kiếm những trải nghiệm sâu sắc và cá nhân hóa...

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…