Du lịch Nhật Bản bị ảnh hưởng vì một lời “tiên tri” từ… truyện tranh

Mặc dù Nhật Bản vẫn đang ghi nhận lượng khách du lịch cao kỷ lục, nhưng nhiều người dân châu Á lại đang do dự tới thăm xứ sở mặt trời mọc vì nỗi lo ngại về một “lời tiên tri” bắt nguồn từ tác phẩm truyện tranh…

4k743o7-afp-20250416-42ge8cp-v1-highres-japanlifestyletourism-jpg.jpg

Một cuốn truyện tranh Nhật Bản cảnh báo về thảm họa địa chấn; Một nhà ngoại cảm dự đoán về trận động đất thảm khốc; Một thầy phong thủy khuyên người dân nên tránh xa đất nước mặt trời mọc... Nghe như kịch bản của một bộ phim Hollywood, nhưng với ngành du lịch Nhật Bản, chuỗi “lời tiên tri” lan truyền trong thời gian gần đây đang khiến nhiều du khách, đặc biệt là ở khu vực Đông Á, vội vã hoãn lại hoặc hủy chuyến đi của mình.

Giới khoa học từ lâu đã khẳng định rằng việc dự đoán chính xác thời điểm xảy ra động đất gần như là bất khả thi. Nhật Bản, quốc gia có kinh nghiệm lâu năm trong việc ứng phó với những thảm hoạ thiên nhiên, đã học cách sống chung với động đất và coi đây như một phần của đời sống hằng ngày. Thế nhưng, nỗi lo sợ về nguy cơ xảy ra “đại địa chấn” đang ngày càng bị thổi phồng bởi mạng xã hội, trong đó tâm điểm là bộ truyện tranh phát hành từ năm 1999 của tác giả Ryo Tatsuki.

“TIÊN TRI ONLINE”

Trên thực tế, cuốn truyện “Tương lai tôi thấy” này từng vô tình dự báo về một thảm họa lớn vào tháng 3/2011, trùng khớp với trận động đất kinh hoàng đã tàn phá khu vực Tohoku ở miền bắc Nhật Bản. Trong phiên bản hoàn chỉnh được xuất bản năm 2021, chính hoạ sĩ Tatsuki đã vẽ ra viễn cảnh một trận động đất kinh hoàng tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 7 năm nay.

Song song với đó, một số nhà ngoại cảm đến từ Nhật Bản và Hồng Kông cũng đưa ra những lời cảnh báo tương tự, càng xoáy sâu vào tâm lý lo sợ của cộng đồng mạng. Ông CN Yuen, giám đốc điều hành của công ty du lịch WWPKG có trụ sở tại Hồng Kông, cho biết lượng đặt tour đến Nhật đã giảm một nửa trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh và có khả năng tiếp tục sụt giảm trong hai tháng tới. Theo ông, phần lớn du khách hủy kế hoạch là từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông, lần lượt là thị trường khách du lịch lớn thứ hai và thứ tư của Nhật Bản.

Tuy nhiên, theo đánh giá từ CNN, tâm lý e dè cũng đang lan rộng sang các thị trường khác như Thái Lan, nơi mạng xã hội đang ngập tràn nhhiều bài đăng và video khuyến cáo người dân nên cân nhắc trước khi đến Nhật.

Nhật Bản vốn không xa lạ gì với động đất. Quốc gia này nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, khu vực có hoạt động địa chất và núi lửa mạnh bậc nhất thế giới.

Nỗi sợ về một trận “đại địa chấn” càng gia tăng sau khi chính phủ Nhật cảnh báo hồi tháng 1 rằng có đến 80% khả năng xảy ra một trận động đất mạnh tại rãnh Nankai phía nam trong vòng 30 năm tới. Tuy nhiên, một số nhà địa chấn học đã chỉ trích cảnh báo này, cho rằng không thể dự đoán chính xác đến mức như vậy.

whatsapp-image-2025-05-08-at-10-34-15jpg-copy.jpg
Cuốn truyện “Tương lai tôi thấy” của tác giả Ryo Tatsuki

Trở lại với tác giả Ryo Tatsuki, các tác phẩm của bà vốn có lượng người hâm mộ đáng kể ở Đông Á. Họ tin rằng những bà có thể nhìn thấy tương lai qua các giấc mơ. Trong truyện, Ryo Tatsuki vẽ nhân vật là chính mình, chia sẻ những thông điệp đến từ cõi mơ và nhiều trong số đó sau này lại có nét tương đồng đến kỳ lạ với những sự kiện có thật.

“Lời tiên tri” năm 2011, hoặc đơn giản chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên, đã khiến tên tuổi Tatsuki nổi tiếng không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở Thái Lan và Trung Quốc. Theo nhà xuất bản, cuốn truyện đã bán được 900.000 bản và có cả phiên bản tiếng Trung. Người hâm mộ còn tin rằng bà Tatsuki từng dự đoán cái chết của Công nương Anh Diana, ca sĩ Freddie Mercury và cả đại dịch Covid-19. Dù vậy, giới phê bình cho rằng, không chỉ thiếu tính kiểm chứng khoa học, các dự đoán của bà chỉ mang tính tượng trưng và quá mơ hồ để có thể xem là tiên tri. Trong ấn phẩm mới nhất, tác giả Tatsuki cảnh báo rằng vào ngày 5/7/2025, một vết nứt sẽ mở ra dưới đáy biển giữa Nhật Bản và Philippines, tạo ra những con sóng cao gấp ba lần trận động đất năm 2011.

Nhưng bà Tatsuki không phải là người duy nhất loan báo các thông tin về thảm họa. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc gần đây cũng đưa tin về một nhà ngoại cảm tự xưng, dự đoán rằng một trận động đất lớn sẽ tấn công khu vực vịnh Tokyo đông dân cư vào ngày 26/4/2025, dù ngày đó đã trôi qua mà chẳng có sự cố nào. Tuy nhiên, thông tin này vẫn thu hút lượng lớn sự chú ý trên mạng xã hội Trung Quốc. Bên cạnh đó, bậc thầy phong thủy nổi tiếng Qi Xian Yu, thường được biết đến với tên Master Seven, cũng khuyên người dân nên tránh đến Nhật Bản từ tháng 4.

PHẢN ỨNG CỦA GIỚI CHỨC VÀ DU KHÁCH

Trước làn sóng hoang mang của du khách nước ngoài, Văn phòng Nội các Nhật Bản đã lên tiếng khẳng định rằng cho đến nay, ngay cả công nghệ hiện đại nhất vẫn chưa thể dự đoán chính xác động đất. Thống đốc tỉnh Miyagi Yoshihiro Murai, nơi từng chịu thiệt hại nặng nề trong trận động đất năm 2011, cũng gay gắt bày tỏ: “Tôi cho rằng đây là vấn đề nghiêm trọng khi những tin đồn vô căn cứ, phản khoa học lan truyền trên mạng xã hội lại gây ảnh hưởng đến ngành du lịch và tâm lý người dân”.

Samantha Tang, 34 tuổi, giáo viên yoga tại Hồng Kông, là một trong những người đã tạm gác kế hoạch đến Nhật. Ban đầu, cô dự đính ghé bãi biển Wakayama, cách Osaka khoảng 80 km vào tháng 8/2025, nhưng hiện đã quyết định hoãn chuyến đi. “Mọi người đều nói rằng động đất sắp xảy ra”, cô chia sẻ. Kể từ khi đại dịch kết thúc, Tang đều đến Nhật Bản ít nhất mỗi năm một lần.

Oscar Chu, 36 tuổi, cũng là du khách thường xuyên đến Nhật, nhưng năm nay lại đổi ý. “Tránh đi là tốt nhất. Nếu thực sự xảy ra động đất, quả thật tôi không biết phải làm thế nào”, anh Chu còn nói rằng điều khiến anh lo ngại nhất là tình hình hỗn loạn sau động đất và khả năng bị gián đoạn chuyến bay, chứ không phải là bản thân trận động đất.

Tuy nhiên, nhiều du khách khác vẫn giữ nguyên kế hoạch bởi đất nước hoa anh đào vẫn là điểm đến đầy hấp dẫn trong mắt họ.

2025-03-20t085727z-169902797-rc23adajjtdk-rtrmadp-3-russia-japan-tourism.jpg

Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, nước này đã đón lượng khách quốc tế kỷ lục 10,5 triệu lượt chỉ trong ba tháng đầu năm 2025. Trong đó, riêng từ Trung Quốc đại lục có tới 2,36 triệu lượt, tăng 78% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hồng Kông ghi nhận khoảng 647.600 lượt du khách đến Nhật trong quý đầu năm, tăng 3,9% so với 2024. Và đó mới chỉ là những thống kê từ Đông Á.

Riêng tháng 3/2025, có tới 343.000 người Mỹ, 68.000 người Canada và 85.000 người Úc đến thăm Nhật Bản.

Khi được hỏi về làn sóng hủy chuyến du lịch tới Nhật Bạn do tác động từ cuốn sách của mình, chính tác giả Ryo Tatsuki đã nói với tờ Mainichi Shimbun rằng bà cảm thấy an tâm khi công chúng quan tâm hơn đến việc chuẩn bị ứng phó với thiên tai. Tuy nhiên, bà cũng kêu gọi người dân không nên đặt trọn niềm tin vào các giấc mơ của bà và cần phản ứng, hành động dựa trên ý kiến của chính quyền, chuyên gia.

Anh Vic Shing, một du khách đến từ Hồng Kông, là người không bị lay chuyển bởi những “lời tiên tri” vô cớ trên mạng. Anh vẫn rất hào hứng với dự định đến Tokyo và Osaka vào tháng 6. “Các dự báo linh tinh trên mạng chưa bao giờ là chính xác cả. Và ngay cả khi có xảy ra thật, tôi tin là Nhật Bản, một quốc gia có nhiều kinh nghiệm, có thể xử lý khủng hoảng rất tốt”, anh Shing kết luận.

Xem thêm

Hai khách hàng đang mua sắm điện thoại iPhone cũ tại một cửa hàng ở quận Akihabara (Tokyo, Nhật Bản)

Điện thoại cũ đắt hàng tại Nhật Bản

Thị trường điện thoại cũ đang tăng trưởng mạnh mẽ ở Nhật Bản khi người dân tiết kiệm ngân sách và du khách tìm kiếm thiết bị giá rẻ trong bối cảnh kinh tế khó khăn…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Circle K, 7-Eleven, 39 tỷ USD và niềm kiêu hãnh của "báu vật nước Nhật"

Vị thế của 7-Eleven như một biểu tượng không thể thiếu trong xã hội Nhật Bản đã khiến tham vọng mua lại của Alimentation Couche-Tard trở nên gần như “bất khả thi", dù cho có áp lực về việc các doanh nghiệp địa phương cần cởi mở với các đề xuất đầu tư từ nước ngoài...

Có thể bạn quan tâm

Hơn 1.000 tỷ USD Mỹ đã bị đánh cắp hàng năm thông qua lừa đảo qua điện thoại và internet

Vén màn “Ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô”: Thâm nhập "Khu tự trị" Mae Sot

Đằng sau những vụ hack tài khoản, chiếm đoạt tiền từ châu Âu sang châu Á sang Mỹ… là cả một “ngành công nghiệp lừa đảo tỷ đô” hoạt động tinh vi, bài bản. Hàng trăm ngàn “nạn nhân” của nạn buôn người đang trở thành những nô lệ hiện đại, làm công cụ lừa đảo chiếm đoạt hàng nghìn tỷ USD mỗi năm...

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…