Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đua nhau thay đổi chiến lược tại Trung Quốc khi doanh số bán hàng chậm lại

Các nhà sản xuất ô tô nước ngoài tại Trung Quốc đang nỗ lực đẩy mạnh khả năng xoay vòng hoặc cắt lỗ sau khi vị trí dẫn đầu thị trường đang nằm trong tay các thương hiệu địa phương mới nổi…

Nhiều hãng xe đang cố gắng níu lại thị trường Trung Quốc
Nhiều hãng xe đang cố gắng níu lại thị trường Trung Quốc

Thông báo từ một số nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới trong những ngày gần đây cho thấy những tín hiệu khác biệt trong chiến lược kinh doanh của họ tại Trung Quốc. Một số thương hiệu nước ngoài như Volkswagen hay General Motors đang đặt cược vào các loại xe điện mới, trong khi Toyota và nhiều hãng khác đã chuyển sang chế độ cắt giảm chi phí.

Và lần đầu tiên trong lịch sử, các thương hiệu Trung Quốc lại nắm trong tay vị trí dẫn đầu tại thị trường địa phương, chiếm 53% thị phần trong nửa đầu năm 2023, dữ liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) cho thấy.

Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô toàn cầu - những người đã thống trị trong nhiều năm cùng với các đối tác do nhà nước Trung Quốc điều hành - lại chậm chạp hơn trong việc chuyển hướng sang lĩnh vực xe điện đang phát triển nhanh chóng với nhiều dịch vụ cạnh tranh.

Theo dữ liệu của CAAM, Tesla, công ty có nhà máy lớn nhất tại Trung Quốc, là thương hiệu nước ngoài duy nhất nắm giữ thị phần lớn trong nửa đầu năm, thậm chí vượt qua BMW về mức độ phổ biến.

Với áp lực ngày càng gia tăng, phần lớn là từ cuộc chiến giá cả khốc liệt, một số nhà sản xuất ô tô châu Á như Toyota và Mitsubishi đang dần thu hẹp quy mô bằng cách cắt giảm sản xuất và sa thải nhân viên.

Cụ thể, Mitsubishi Motors đã đóng cửa một nhà máy do một đối tác liên doanh sản xuất SUV Outlander vận hành vào thời điểm hai công ty cố gắng đàm phán tái cấu trúc sau khi doanh số bán hàng giảm mạnh.

Toyota, đã tụt xuống vị trí thứ 3 tại Trung Quốc trong nửa đầu năm, hiện có ý định làm chậm quá trình sản xuất tại nhà máy liên doanh sản xuất bZ4X EV và sa thải 1.000 công nhân hợp đồng.

Tesla.jpg
Tesla là hãng xe khá phổ biến tại thị trường Trung Quốc

Ngược lại, một số thương hiệu của phương Tây, bao gồm Volkswagen và GM, lại gấp rút tìm cách thay đổi chiến lược hoạt động của mình tại thị trường tỷ dân. Volkswagen, từng bị BYD “vượt mặt” về doanh số từ cuối năm 2022, mới đây đã công bố hai thỏa thuận nhằm củng cố vị thế của mình tại Trung Quốc. Theo đó, nhà sản xuất ô tô Đức hợp tác với Xpeng Inc để xây dựng hai mẫu xe mới bắt đầu từ năm 2026 và cùng đối tác Trung Quốc SAIC phát triển các mẫu xe Audi bên cạnh một nền tảng hoàn toàn mới.

“Dự án hợp tác giữa Volkswagen và Xpeng là một cột mốc quan trọng cho chiến lược điện khí hóa “ở Trung Quốc và vì Trung Quốc” của tập đoàn”, ông Ralf Brandstatter, thành viên hội đồng quản trị của VW cho biết trên tài khoản mạng xã hội của mình.

Còn GM, công ty đã chứng kiến doanh số Buick, Chevrolet và Cadillac tại Trung Quốc giảm 9% trong nửa đầu 2023, lại trông cậy vào những chiếc xe điện được phát triển trên nền tảng Ultium để xoay chuyển tình thế. Trong một cuộc hội nghị với các nhà đầu tư, Giám đốc điều hành GM Mary Barra đã đề cập đến chiến lược ở Trung Quốc của công ty như sau: “GM phải có xe điện phù hợp với mức giá phù hợp với công nghệ phù hợp”. Vào tháng trước, GM đã giảm giá 14% cho mẫu xe hạng sang Lyriq tại thị trường tỷ dân.

BMW gần đây cũng công bố tăng cường đầu tư vào phát triển sản phẩm ở Trung Quốc với một trung tâm nghiên cứu và phát triển mới ở Thượng Hải để phát triển xe điện cho trường toàn cầu.

Nhà sản xuất đến từ Nhật Bản, Nissan, với lời hứa sẽ mang bốn mẫu xe mới đến Trung Quốc, cho biết trong tuần này rằng họ sẽ xem xét xuất khẩu ô tô từ Trung Quốc sang các khu vực khác để tận dụng lợi thế về chi phí của quốc gia này. Đây là một chiến lược mà Tesla, BMW, Ford và Renault cũng đã theo đuổi.

Tu Le, nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Sino Auto Insights có trụ sở tại Trung Quốc, cho biết: “Volkswagen và GM, những công ty có lịch sử dẫn đầu thị trường, đều tin rằng họ có thể cứu vãn vị trí của mình và bảo vệ thị phần hiện có. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của Trung Quốc đối với tham vọng toàn cầu của các nhà sản xuất. Ở một mức độ khác, đó còn là sự tự tin rằng họ có thể thiết kế, chế tạo và sản xuất các sản phẩm có thể cạnh tranh với Tesla và China EV”.

Xem thêm

Người Mỹ không mặn mà với xe điện

Người Mỹ không mặn mà với xe điện

Một nửa số người trưởng thành ở Mỹ nói rằng họ không quá quan tâm hoặc không cân nhắc mua xe điện, trong khi 13% khác nói rằng họ không có kế hoạch mua xe. Tỷ lệ công chúng Mỹ quan tâm đến việc mua xe điện đã giảm 4 điểm phần trăm so với tháng 5/2022...
Xe điện ô tô Trung Quốc: Đối mặt với nguy cơ vỡ "bong bóng"

Xe điện ô tô Trung Quốc: Đối mặt với nguy cơ vỡ "bong bóng"

Thị trường ô tô điện Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn phát triển bùng nổ trong thập kỷ nhờ được thúc đẩy bởi chính sách hỗ trợ của chính phủ. Tuy nhiên, gần đây, có những dấu hiệu cho thấy thị trường này đang chịu áp lực với tình trạng vỡ "bong bóng"...
Trung Quốc: Từ "kẻ theo đuôi" đến người dẫn đầu sản xuất xe điện

Trung Quốc: Từ "kẻ theo đuôi" đến người dẫn đầu sản xuất xe điện

Làm thế nào Trung Quốc có thể vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực xe điện – một thị trường béo bở nhất thế giới và từ lâu đã bị các thương hiệu Mỹ, châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc thống trị? Câu trả lời nằm ở sự kết hợp độc đáo giữa chính sách công nghiệp, hoạt động bảo hộ và động lực cạnh tranh trong nước...

Có thể bạn quan tâm

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Nước Mỹ bầu cử Tổng thống như thế nào?

Với cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024 đang đến gần, ứng viên Donald Trump và Kamala Harris gấp rút vận động cử tri tham gia bỏ phiếu ngày 5/11. Tuy nhiên, người chiến thắng sẽ không được quyết định dựa trên số phiếu phổ thông mà là từ một nhóm 538 đại diện trong Đại cử tri đoàn…

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Danh hiệu tỷ phú giàu nhất Trung Quốc gọi tên “cha đẻ” TikTok Zhang Yiming

Với khối tài sản 49,3 tỷ USD, nhà sáng lập Bytedance Zhang Yiming lần đầu tiên giành danh hiệu người đàn ông giàu nhất Trung Quốc. Đồng thời, báo cáo từ Hurun cũng cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu tỷ phú tại quốc gia tỷ dân, với các doanh nhân công nghệ và năng lượng mới đang dần chiếm ưu thế…

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

10 quốc gia nghèo nhất thế giới năm 2024

Các quốc gia nghèo nhất thế giới từ lâu đã phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng do xung đột, thiên tai và tình trạng kinh tế suy thoái. Dù sở hữu tài nguyên phong phú, nhưng nhiều nơi vẫn không thể thoát khỏi cảnh nghèo đói và hàng triệu người dân phải sống dưới mức tối thiểu…

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia và Apple tranh giành ngôi vị công ty giá trị nhất thế giới

Nvidia có thời điểm đã vượt qua Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới khi nhu cầu mạnh mẽ đối với chip AI đã đưa vốn hóa của hãng chạm mốc 3,53 nghìn tỷ USD. Trong khi Nvidia liên tục tăng trưởng mạnh, Apple lại đối mặt với khó khăn khi doanh số iPhone suy giảm tại Trung Quốc…

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Bùng nổ dịch vụ xin nghỉ việc hộ tại Nhật Bản

Ngày càng có nhiều người trẻ Nhật Bản tìm đến các “agency” để tìm kiếm sự hỗ trợ khi muốn rời bỏ công việc của mình. Xu hướng này đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với những quy chuẩn truyền thống trong văn hóa làm việc khắt khe của xứ sở mặt trời mọc…

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

HSBC tái cơ cấu, bổ nhiệm nữ CFO đầu tiên trong lịch sử

Ngân hàng HSBC đã bổ nhiệm nữ Giám đốc Tài chính đầu tiên trong lịch sử 159 năm hoạt động. Cùng với đó, ngân hàng cũng công bố một cuộc cải cách cơ cấu lớn, thành lập các đơn vị kinh doanh mới nhằm tối ưu hóa và nâng cao tính năng động trong bối cảnh thị trường tài chính có nhiều đang thay đổi…

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Halloween “đắng” khi giá ca cao leo thang

Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá ca cao leo lên các ngưỡng cao kỷ lục, nhiều nhà sản xuất bánh kẹo đang buộc phải điều chỉnh lại chất lượng sản phẩm và tìm kiếm các giải pháp thay thế cho mùa Halloween năm nay…

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Siêu start-up Trung Quốc Pony AI xin niêm yết IPO tại Mỹ

Công ty robotaxi Trung Quốc Pony AI đã nộp hồ sơ IPO tại Mỹ. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong bối cảnh các công ty Trung Quốc dần quay lại thị trường chứng khoán Mỹ sau thời gian gặp gián đoạn…

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc đua Nhà Trắng: Tương lai ngành xe điện Mỹ và ván cược tỷ đô từ Hàn Quốc

Cuộc tranh cử tổng thống Mỹ đang làm dấy lên các tranh luận về tương lai của ngành công nghiệp xe điện. Trong đó, Hàn Quốc lo ngại rằng hàng tỷ USD của họ có thể gặp rủi ro khi những thay đổi chính sách có thể ảnh hưởng đến hàng loạt dự án và ưu đãi mà các doanh nghiệp nước này đang hưởng lợi…