Căng thẳng Mỹ - Trung đã lan tới “sân trường đại học”

Số lượng sinh viên Trung Quốc nhập học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa Kỳ đã giảm ít nhất 1/5 so với thời gian trước đây, có thể gây tác động lớn tới nền kinh tế Hoa Kỳ nếu xu hướng này tiế
Căng thẳng Mỹ - Trung đã lan tới “sân trường đại học”

Tại Trung Quốc, rất nhiều sinh viên đã lựa chọn Hoa Kỳ là địa điểm du học đại học, cao đẳng; nhiều hơn hẳn các quốc gia khác trên thế giới. Việc mất đi những sinh viên Trung Quốc có thể gây tổn hại đến nền kinh tế và lợi nhuận của các trường đại học Hoa Kỳ trong bối cảnh mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gia tăng căng thẳng. Sinh viên quốc tế, trong đó với số lượng sinh viên Trung Quốc chiếm phần đông, đã “bơm” hàng tỷ USD vào nền kinh tế và các tổ chức giáo dục đại học của Hoa Kỳ. Sinh viên quốc tế thường phải chịu mức tiền học phí quốc tế khá cao kèm theo các khoản phí khác.

Sự quan ngại sau sắc về ảnh hưởng tài chính từ sự suy giảm sinh viên Trung Quốc đã khiến các trường cao đẳng kỹ thuật và kinh doanh tại Đại học Illinois - nơi tuyển sinh hơn 5000 sinh viên Trung Quốc - phải đưa ra một chính sách bảo hiểm sẽ trả 60 triệu USD nếu doanh thu từ sinh viên Trung Quốc giảm thiểu 20% hoặc hơn.

Ở những nơi khác, Đại học Lehigh tại Pennsylvania đã thuê các nhà tuyển dụng trong tháng này để giúp tuyển sinh sinh viên từ các nước khác như Ấn Độ, và cũng hướng tới các khu vực xa hơn châu Phi…

Đơn xin nhập học từ Trung Quốc đã giảm 6% vào mùa thu năm nay, chỉ còn 650 học sinh Trung Quốc trong số 7100 sinh viên của trường.

1/3 tổng số sinh viên quốc tế tại Mỹ là người Trung Quốc, theo báo cáo OpenDoors 2018. Khoảng 363,341 sinh viên Trung Quốc đã tham gia vào các lớp học tại trường cao đẳng, đại học của Hoa Kỳ, “đóng góp” 13 tỷ USD hàng năm cho nền kinh tế Hoa Kỳ, theo dữ liệu từ Hiệp hội Giáo dục Quốc tế (NAFSA). Nhưng kể từ tháng Sáu vừa qua, khi chính phủ Trung Quốc đã cảnh báo sinh viên của mình về những hạn chế thị thực sinh viên sang Hoa Kỳ. Và những lời cảnh báo này đã đã thành hiện thực. Vào thời điểm cuối tháng Tám, Hoa Kỳ đã từ chối 9 sinh viên Trung Quốc theo học tại trường Đại học Arizona nhập cảnh vào Hoa Kỳ, theo thông tin từ kênh USAToday. Các sinh viên này đã quay trở về nước.

“Đây sẽ là những chuyển biến tiếp theo của cuộc chiến, từ kinh tế, an ninh sang người dân… Trung Quốc đã không sai khi cảnh báo người dân nước họ về điều này,” ông Jude Blanchette, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Tư vấn Crumpton có trụ sở tại Hoa Kỳ nói với SCMP.

Tại Đại học Bentley, Massachusetts, số lượng sinh viên mới từ Trung Quốc nhập học đã giảm từ 110 vào năm ngoái xuống còn 70 người. Do đó, trường đang phải xem xét khả năng tồn tại của một số chương trình sau đại học bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự sụt giảm này. Hiệu trưởng Alison David-Blake cho biết: “Tôi không cho vấn đề này là tồi tệ một cách ‘thảm hoạ’, chúng tôi đã đoán trước được sự sụt giảm và đang cố gắng mở rộng tới các khu vực trong nước và quốc tế khác.”

Sự sụt giảm đáng kể cũng đã được báo cáo lại tại nhiều trường đại học nổi tiếng như Đại học Vermont, có mức sụt giảm 23% đối với sinh viên Trung Quốc, và Đại học Nebraska-Lincoln giảm 20%.

Theo Fox Business

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…