Cháy rừng tại Úc: Những thiệt hại nặng về về thiên nhiên, con người và kinh tế quốc gia

Những vụ cháy rừng nghiêm trọng xảy ra tại Úc trong thời gian vừa qua đã gây ảnh hưởng nặng nề tới nguồn tài nguyên thiên nhiên, cuộc sống của người dân và nền kinh tế, thương mại của Úc.
Cháy rừng tại Úc: Những thiệt hại nặng về về thiên nhiên, con người và kinh tế quốc gia

Cháy rừng là một vấn đề mà nước Úc phải đối mặt hàng năm, nhưng mùa khô han năm nay thực sự khắc nghiệt chưa từng có. Số lượng người thiệt mạng và bị thương ngày một tăng, hàng triệu héc ta rừng bị huỷ hoại, hàng nghìn động vật hoang dã chết cháy, và vô số ngôi nhà giờ chỉ còn lại đống tro tàn - những ngọn lửa ngùn ngụt bùng chát đã biến những vùng đất rộng lớn ở New South Wales và Victoria trở thành “vùng đất thảm hoạ”. 

Gần 4.300 yêu cầu bảo hiểm với tổng giá trị 297 triệu AUD đã được nộp kể từ khi các vụ cháy bắt đầu (8/11/2019), và được dự đoán rằng sẽ còn tiếp tục tăng sau khi toàn bộ thiệt hại được kiểm tra và thống kê. 

Queensland, Nam Úc và Tây Úc hiện đang phải tập trung giải quyết vô số vụ hoả hoạn kinh hoàng. Những vụ cháy rừng chết chóc đã nhấn chìm bờ biển phía đông nước Úc, khiến ngành du lịch vốn rất phát triển thiệt hại hàng trăm triệu USD. 

Các vụ hoả hoạn đã tàn phá một số khu vực du lịch trọng điểm của Úc, bao gồm East Gippsland tại bang Victoria và bờ biển phía nam New South Wales. Vào Chủ Nhật, Cơ quan phòng cháy chữa cháy quốc gia đã ra lệnh sơ tán toàn bộ khu vực East Gippsland, nơi có hàng chục nghìn lượt khách du lịch mỗi năm. Trước đó vào thứ 5, tàu hải quân HMAS Choules đã ra khỏi bờ biển Victoria để chờ sơ tán dần 4000 người mắc kẹt tại Mallacoota vì đường đi đã bị cắt đứt do cháy rừng. 

Tại New South Wales (NSW), các vụ hoả hoạn đã phá huỷ các thị trấn du lịch như Batemans Bay và Mogo, khiến hàng trăm ngôi nhà và doanh nghiệp thiệt hại nặng nề. Vào tuần trước, đội Cứu hoả và Cứu hộ NSW đã phải nỗ lực sơ tán mọi người dân khỏi công viên quốc gia Kosciuszko, khu nghỉ dưỡng Thredbo và đưa ra quyết định đóng cửa cho đến khi có thông báo tiếp theo. 

Chuyên gia kinh tế Saul Eslake cho biết thiệt hại do cháy rừng sẽ không được phản ánh 100% trên các số liệu thống kê kinh tế, và điều này sẽ đem đến một cái nhìn không toàn diện và chính xác về các tác động của thảm hoạ thiên nhiên. Tuy nhiên, ông cho biết các số liệu thống kế chắc chắn sẽ nắm được thiệt hại đối với một số ngành công nghiệp như du lịch và nông nghiệp. 

Nguồn: The Guardian

Có thể bạn quan tâm

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...