Chiến sự Afghanistan: Taliban chiếm liên tiếp 9 thành phố thuộc tỉnh

Đến ngày 11/8, hơn một phần tư các tỉnh lỵ của Afghanistan đã nằm dưới sự kiểm soát của Taliban. Các lực lượng vũ trang Afghanistan kháng cự yếu, trên nhiều chiến tuyến binh sĩ bỏ vũ khí đầu hàng hoặc rút lui.

Ngày 10/8, lực lượng Taliban đánh liên tiếp ba tỉnh lỵ. Buổi sáng, Taliban tuyên bố quyền kiểm soát thành phố Farah, thủ phủ của tỉnh cùng tên phía tây Afghanistan.

Sau đó thành phố Pul-e-Khumri, thủ phủ của tỉnh Baghlan phía bắc sụp đổ. Taliban đánh chiếm tòa nhà hành chính tỉnh, trụ sở cảnh sát, trung tâm tình báo và tất cả các tòa nhà chức năng của chính phủ. Thành phố bị chiếm sau những cuộc giao chiến kéo dài từ ngày 9/8. Lực lượng Afghanistan đẩy lùi cuộc tấn công đầu tiên của Taliban, nhưng khi đợt tấn công thứ hai tràn đền, binh sĩ Afghanistan bỏ vũ khí tháo lui.

Trước đó, ngày 6/8, Taliban chiếm hoàn toàn thành phố thủ phủ Faizabad của tỉnh Badakhshan. Tỉnh nằm trên vùng biên giới với Tajikistan. Sau những cuộc tấn công liên tiếp, lực lượng an ninh địa phương rút lui khỏi thành phố.

Các thành phố bị Taliban chiếm đóng kể từ ngày 6/8 - 11/8.
Các thành phố bị Taliban chiếm đóng kể từ ngày 6/8 - 11/8.

Lực lượng Taliban chiếm được 9 trong số 34 thành phố thủ phủ của Afghanistan kể từ ngày 6/8 là Faizabad, Farah, Pul-e-Khumri, Sar-e-Pul, Sheberghan, Aybak, Kunduz, Taluqan và Zaranj, đồng thời bắt đầu hướng tới một mục tiêu quan trọng, đánh chiếm căn cứ không quân Baghram phía bắc Afghanistan.

Lực lượng Taliban chiếm vô số vũ khí của quân đội Afghanistan.

Các tay súng Taliban đang bao vây thành phố Mazar-i-Sharif, đây là cơ quan đầu não và cũng là thành trì chính của Lực lượng Phòng vệ và An ninh Quốc gia Afghanistan (ANDSF) trên miền Bắc.

Ngày 11/8, ANDSF đẩy lùi một cuộc tấn công của Taliban vào Mazar-e-Sharif, và tái chiếm lại quận Nahr-e-Shahi, thống đốc tỉnh Balkh Mohammad Farhad Azimi cho biết và nói: “Taliban đang tập trung binh lực vào tỉnh Balkh để đánh chiếm thành phố này.

Tình hình trở lên nghiêm trọng với các thành phố thủ phủ của tỉnh, tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani trực tiếp bay đến thành phố Mazar-i-Sharif, hội đàm với cựu thủ lĩnh thánh chiến, chính khách Mazar-i-Sharif Atta Mohammad Noor và thủ lĩnh dân quân Abdul Rashid Dostum về phương án bảo vệ thành phố.

Ngày 11/8, Taliban tuyên bố phóng rocket vào căn cứ không quân Bagram phía bắc Kabul. Tuy nhiên, rockets không đánh vào căn cứ không quân mà rơi phía bên ngoài.

Ngày 2/7, quân đội Mỹ đã bàn giao căn cứ không quân Bagram cho quân đội Afghanistan sau khi sử dụng gần 20 năm.

Đây là căn cứ mà các máy bay Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích yểm trợ hỏa lực cho quân đội Mỹ và quân đội Afghanistan. Trong tình huống Taliban đánh chiếm sân bay này, đó là dấu hiệu sự tan rã của quân đội Afghanistan.

Có thể bạn quan tâm

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Chiến tranh thương mại lan rộng sang TikTok

Các nhà sáng tạo nội dung Trung Quốc, tự xưng là đơn vị sản xuất cho hàng loạt thương hiệu xa xỉ, đã nhanh chóng tạo nên một làn sóng “trả đũa” trên TikTok khi chào bán các sản phẩm “dupe” giá rẻ như một phản ứng trước thuế quan của Mỹ đối với quốc gia này…

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Tới lượt Trung Quốc "ra tay"

Từ Apple và Boeing đến Nike và Starbucks và cả Tesla đều đang trở thành nạn nhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi Trung Quốc có những quyết định cứng rắn với hoạt động của các ông lớn này tại thị trường quan trọng nhất của họ...

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có thể đi đến đâu?

Tổng thống Trump khơi mào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bằng các áp đặt thuế quan, Trung Quốc cũng không ngần ngại đáp trả bằng các áp đặt thuế quan tương đương. Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã bắt đầu. Câu hỏi đặt ra là cuộc chiến này sẽ đưa cả hai bên, và cả thế giới đi đến đâu?