Chiến tranh thương mại khiến xuất khẩu của Nhật Bản tụt dốc chín tháng liên tiếp

Xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm thiểu trong tháng thứ chín liên tiếp kể từ khi chiến tranh thương mại quốc tế gia tăng rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này.
Chiến tranh thương mại khiến xuất khẩu của Nhật Bản tụt dốc chín tháng liên tiếp

Những dấu hiệu tiêu cực sẽ tăng thêm áp lực cho Ngân hàng Nhật Bản trong việc mở rộng tại cuộc họp chính sách vào tuần trước nhằm thúc đẩy tình hình kinh doanh và sản xuất, vốn đang bị ảnh hưởng bởi sự yếu kém về kinh tế toàn cầu.

Xuất khẩu trong tháng 8 đã giảm 8,2% so với năm ngoái, dữ liệu từ Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy; bị tác động bởi các vấn đề xoay quanh ô tô, phụ tùng xe hơi và thiết bị sản xuất chất bán dẫn.

Tuy nhiên, mức giảm này được cho là nhỏ hơn con số dự kiến 10,9% mà các nhà kinh tế đã đưa ra nhưng vẫn đánh dấu đợt giảm thiểu xuất khẩu dài nhất kể từ năm 2015.

Nhưng lo ngại về sự sụt giảm toàn cầu được nhắc đến nhiều hơn trong thời gian gần đây do sự không chắc chắn về định hướng chính sách thương mại của Hoa Kỳ, che mờ triển vọng tăng trưởng tại Mỹ và các nền kinh tế phụ thuộc như Đức, Nhật Bản và cả Trung Quốc.

Dữ liệu mới nhất được đưa ra một ngày trước khi các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Nhật Bản quyết định xem có nên mở rộng chương trình kích thích vốn lớn để bảo vệ động lực tăng trưởng và nền kinh tế khỏi suy thoái hay không.

Theo khu vực, xuất khẩu sang Trung Quốc - đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản đã giảm 12,1% so với cùng kỳ tháng 8; do tác động từ các lô hàng thiết bị sản xuất chất bán dẫn và phụ tùng xe hơi bị hạn chế.

Các chuyến hàng tới châu Á, chiếm hơn một nửa lượng xuất khẩu chung của Nhật Bản, đã giảm 10,9% trong năm tính đến tháng 8.

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm 4,4% do sự sụt giảm lớn trong xuất khẩu xe 3000cc và phụ tùng xe hơi. Tuy nhiên, việc nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm 9,2% đã khiến thặng dư thương mại của Nhật với nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng 3,8% lên 47,02 tỷ yên, dữ liệu cho thấy.

Theo Reuters

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…