Chính phủ Kabul đối mặt với khủng hoảng toàn diện, không quân Afghanistan kiệt sức

Theo báo cáo của cơ quan giám sát chính phủ Mỹ, chính phủ Afghanistan phải đối mặt với một "cuộc khủng hoảng rõ ràng" khi Taliban tăng gấp nhiều lần các cuộc tấn công sau thỏa thuận tháng 2/2020 với Mỹ.

Bản báo cáo của Tổng thanh tra Đặc biệt Mỹ về chương trình Tái thiết Afghanisatan (SIGAR), công bố ngày 29/7, cho biết những cuộc tấn công của Taliban vào các mục tiêu trọng yếu Afghanistan từ khi có thỏa thuận Doha tăng từ 6.700 lên 13.242 cuộc trong giai đoạn tháng 9 đến tháng 11/ 2020.

Đến thời điểm này, các cuộc tấn công đã ở mức trên 10.000 vụ trong mỗi khoảng thời gian ba tháng tiếp theo. Điều đó cho thấy, Taliban đang tiến hành một cuộc tiến công tổng lực trên toàn bộ lãnh thổ Afghanisatan.

Mỹ rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan với kỳ vọng Taliban sẽ đàm phán một thỏa thuận hòa bình với chính quyền Kabul. Nhưng các cuộc đàm phán giữa Taliban và chính phủ đã bị đình trệ, Mỹ vẫn tiếp tục rút quân với thời hạn cuối cùng là ngày 31/8.

Báo cáo của SIGAR nêu rõ, thỏa thuận Doha, thay vì thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa Taliban-Kabul, đã tạo điều kiện cho Taliban tiến công toàn diện, lực lượng chính phủ Kabul không sẵn sàng cho tình huống này và làm tăng số lượng dân thường thiệt mạng.

Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3.2020, có 510 người chết và 799 người bị thương, trích dẫn dữ liệu từ lực lượng chung Mỹ-NATO ở Afghanistan. Sau đó, các con số tăng vọt với 1.058 người chết và 1.959 người bị thương trong quý 3.2020. Dữ liệu mới nhất của tháng 4 và tháng 5.2021 là 705 dân thường thiệt mạng và 1.330 người bị thương.

Tổng thanh tra John Sopko nhấn mạnh: “Xu hướng chung rõ ràng là không thuận lợi cho chính phủ Afghanistan, buộc phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng toàn diện trên toàn lãnh thổ nếu Kabul không tìm được cách giải quyết và đảo ngược tình thế”.

Lực lượng không quân Afghanistan hoạt động ngoài khả năng

Đối mặt với một cuộc tấn công mới của Taliban, báo cáo cho biết, lực lượng quân đội và an ninh của chính phủ Afghanistan “trong tình trạng sốc, không sẵn sàng chiến đấu và rút lui, không có gì để nói về họ”.

“Đặc biệt đáng ngại là tốc độ và sự dễ dàng mà Taliban giành được quyền kiểm soát các quận ở những tỉnh phía bắc Afghanistan, nơi từng là pháo đài của các lực lượng dân quân địa phương chống lại Taliban”.

Cơ quan giám sát Chính phủ Mỹ cho biết, lực lượng không quân Afghanistan, lợi thế duy nhất của chính phủ Kabul trong cuộc chiến chống lại Taliban, đang phải hoạt động vượt quá khả năng và sức chịu đựng của phương tiện chiến đấu.

Báo cáo của SIGAR cho biết, tất cả các máy bay Afghanistan đều hoạt động ở mức 25% vượt quá thời gian bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa, với 5 trong số 7 máy bay cường kích chiến trường giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu. Phi đội máy bay cường kích hạng nhẹ AC-208 duy trì khả năng chiến đấu là 93% trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 5, nhưng chỉ số này giảm xuống còn 63% vào tháng 6 và đến nay chỉ số nay chắc chắn chỉ nằm trên mức 50%. Các máy bay và phi hành đoàn của không quân Afghanistan đều "được giao nhiệm vụ quá mức" do yêu cầu tăng cường hỗ trợ trên không, các nhiệm vụ tình báo, giám sát, trinh sát và tiếp vận.

Đến thời điểm này, các đơn vị quân đội và an ninh Afghanistan vẫn đang phải chiến đấu trong tình trạng thiếu hụt sự yểm trợ đường không, vốn rất sẵn sàng khi quân đội Mỹ và NATO đang hiện diện ở đất nước này. Không có được hỏa lực yểm trợ, mất tình thần chiến đấu và không có sự thống nhất giữa các lực lượng dân quân địa phương. Khả năng kiểm soát của chính phủ Afghanistan với các khu vực đang diễn ra xung đột rất mong manh và các lực lượng quân đội, an ninh và dân quân ủng hộ chính phủ, đang chiến đấu chống lại lực lượng Taliban ở những khu vực bị bao vây đối mặt với nguy cơ thất bại.

Ngày 29/7, một máy bay trực thăng trinh sát tấn công hạng nhẹ MD 530F Cayuse Warrior của Lực lượng Không quân Afghanistan (AAF) đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống tỉnh Helmand, miền Nam nước này.

Taliban tuyên bố, các tay súng nổi dậy đã bắn hạ chiếc trực thăng này. Một video trên mạng xã hội cho thấy chiếc trực thăng lao xuống đất với tốc độ nhanh chóng.

Bộ Quốc phòng Afghanistan cho biết, chiếc trực thăng quân sự buộc phải "hạ cánh khẩn cấp" sau một hoạt động quân sự ở khu vực phía nam thành phố Helmand, Lashkargah. Các phi công an toàn trong quá trình hạ cánh.

Trực thăng không quân Afghanistan hạ cánh khẩn cấp.
Trực thăng không quân Afghanistan hạ cánh khẩn cấp.

Hơn 60 máy bay trực thăng MD 530F do Hoa Kỳ sản xuất hiện đang có trong biên chế của không quân Afghanistan AAF. Máy bay trực thăng được trang bị súng máy thùng container FN HMP400 hoặc súng máy hạng nặng FN M3P .50 BMG cỡ nòng 12,7 mm hoặc với 2 thùng phóng tên lửa M260 7 rocket Hydra 70.

Taliban đang khiến lực lượng không quân Afghanistan (AAF) cạn kiệt khả năng chiến đấu, tấn công vào các căn cứ, trang thiết bị và phi công. Đầu tháng 7/2021,Taliban tuyên bố phá hủy ba trực thăng UH-60 Black Hawk trong hai "cuộc tấn công chiến thuật" vào sân bay Kunduz ở đông bắc Afghanistan. Cuộc tấn công đầu tiên thực hiện bằng UAV tự sát ngày 11/7 , cuộc tấn công thứ hai bằng UAV ngày 16/7 .

Trong tương lai gần, nếu không có được sự hỗ trợ và cung cấp phương tiện chiến đấu, hậu cần kỹ thuật, chính lực lượng không quân Afghanistan sẽ mất sức chiến đấu.

Có thể bạn quan tâm

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ muốn Google "chia tay" trình duyệt Chrome

Bộ Tư pháp Mỹ đang yêu cầu Google bán trình duyệt Chrome để giải quyết các cáo buộc độc quyền trên thị trường tìm kiếm và quảng cáo. Đây được xem là động thái gay gắt từ chính quyền Biden trong nỗ lực kiềm chế các tập đoàn công nghệ lớn…

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Kinh tế Đức tiếp tục đối mặt với suy thoái

Tăng trưởng kinh tế Đức được dự báo sẽ tụt hậu hơn so với mặt bằng chung của khu vực đồng Euro trong năm nay, đánh dấu năm thứ hai liên tiếp đối mặt với suy thoái. Bên cạnh đó, tình trạng nghèo đói ở người cao tuổi cũng đang gia tăng ở mức đáng báo động…

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu dự kiến hạ nhiệt sau mốc đỉnh lịch sử

Giá dầu ô liu toàn cầu đang dần hạ nhiệt khi sản lượng được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong mùa vụ 2024-2025. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này vẫn đối mặt với vô số thách thức lớn từ biến đổi khí hậu, vì vậy cần có sự chuyển đổi sâu rộng để đảm bảo tăng trưởng bền vững…

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Những nhân vật chủ chốt trong chính quyền Trump 2.0

Tổng thống đắc cử Donald Trump đang khẩn trương chuẩn bị đội ngũ nội các và nhân sự cấp cao cho nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng. Những lựa chọn này hứa hẹn sẽ giúp định hình chiến lược lãnh đạo mới của ông trong bốn năm tới…

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới năm 2024

Những quốc gia giàu có nhất thế giới không chỉ được định hình bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào hay quy mô dân số nhỏ, mà còn bởi các chính sách tài chính thông minh và khả năng duy trì sự thịnh vượng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động…

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Kế hoạch chuyển giao quyền lực tại đế chế xa xỉ Prada

Miuccia Prada và Patrizio Bertelli đều đang chủ động chuẩn bị chuyển giao quyền lực tại "đế chế" Prada cho thế hệ tiếp nối. Điều này không chỉ giúp bảo vệ di sản của gia đình mà còn đảm bảo quá trình kế thừa diễn ra suôn sẻ, tránh những xung đột hay căng thẳng không đáng có…

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Hơn 2,8 tỷ USD đặt cược cho khả năng Bitcoin chạm mốc 90.000 USD

Giá Bitcoin đã đạt mức kỷ lục 81.000 USD, với các chỉ báo phái sinh cho thấy đà tăng mạnh mẽ sẽ còn tiếp tục. Tâm lý lạc quan được thúc đẩy bởi chiến thắng của ông Donald Trump và các quyết định cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)…

Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận sơ bộ với Intel trong chuyến thăm khuôn viên Intel Ocotillo tại Arizona hồi tháng 3

Chính quyền Biden và ngành chip đẩy nhanh tiến trình nhận hỗ trợ trước khi ông Donald Trump nhậm chức

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang “chạy đua” để hoàn tất các thỏa thuận hỗ trợ ngành chip trước khi ông Donald Trump nhậm chức. Việc này càng cấp bách hơn khi nhiều công ty hàng đầu như Intel và Samsung vẫn đang trong giai đoạn đàm phán để nhận trợ cấp trị giá hàng tỷ USD từ chính phủ Mỹ…