Chủ tịch Bibo Mart: Cách thức để dẫn đầu thị trường sản phẩm mẹ và bé là chịu đi và chịu chi

Chi hàng triệu USD để đầu tư vào công nghệ, thuê cựu CEO của Walmart, 7 - Eleven về làm việc, Bibo Mart hiện đang là chuỗi cửa hàng lớn nhất thị trường bán lẻ mẹ và bé tại Việt Nam hiện nay.
Chủ tịch Bibo Mart: Cách thức để dẫn đầu thị trường sản phẩm mẹ và bé là chịu đi và chịu chi

“Bibo Mart khởi nghiệp 2006 với số vốn 130 triệu đồng. Đến cuối năm 2016, chúng tôi được định giá 142 triệu USD và mục tiêu doanh thu cuối năm nay đạt trên 100 triệu USD” – bà Trịnh Lan Phương, Chủ tịch HĐQT của Bibo Mart cho biết tại Forbes Talk diễn ra vừa qua.

Trên thị trường bán lẻ các sản phẩm mẹ và bé tại Việt Nam – thị trường đang được đánh giá ở mức 7 tỷ USD – bà Trịnh Lan Phương khẳng định vị thế dẫn đầu của chuỗi cửa hàng Bibo Mart hiện tại về doanh thu cũng như về số cửa hàng. Sau khi được Quỹ đầu tư ACA Investments (thuộc Tập đoàn Sumitomo - Nhật Bản) rót vốn, Bibo Mart nhanh chóng phát triển lên 150 cửa hàng trên các toàn quốc, đặt mục tiêu đạt con số 180 cửa hàng vào cuối năm nay và 500 cửa hàng vào cuối năm 2019.

Nhiều người nhìn thấy tiềm năng trên thị trường nhưng để chiếm lĩnh thì có rất nhiều bài toán khó. Bí quyết của Bibo Mart là chịu đi và chịu chi.

Chủ tịch HĐQT của Bibo Mart chia sẻ, công ty này đã mất 5 năm từ 2009 – 2014 để chuẩn bị nguồn lực, từ tài chính, con người, công nghệ và hệ thống quản trị. Trong quá trình chuẩn bị đó, “cách tốt nhất là đi ra nước ngoài và học tập các mô hình của họ.”

Nhưng rồi lấy ai để làm? Bà Lan Phương cho biết, khó khăn lớn nhất của Bibo Mart chính là vấn đề nhân sự.

“Ở Việt Nam, các bạn trẻ có tư duy học hết cấp 3 thì học đại học rồi ra trường làm nghề “sang chảnh”. Họ nghĩ bán hàng không phải là nghề lâu dài. Nếu không muốn làm thì sao làm tốt được. Đầu tiên khi tuyển người vào phải thiết lập lại nhận thức, để khi yêu nghề rồi thì mới muốn làm và làm lâu dài. Việc đào tạo diễn ra lâu, và phải kiếm được thầy giỏi về đào tạo” – bà Lan Phương nói.

Với quan điểm đó, Bibo Mart mạnh tay chi tiền để chiêu mộ những nhân sự hàng đầu ở nước ngoài. Nổi bật như ông Henry Neilson, cựu CEO của Walmart, người có hơn 40 năm với thị trường bán lẻ châu Á; ông Mahes, hiện là COO của Bibo Mart, người có kinh nghiệm quản lý chuỗi 7-Eleven ở Singapore trong gần 30 năm qua. Các cố vấn tại công ty cũng là các chuyên gia đầu ngành cấp quốc tế và khu vực.

Bà Trịnh Lan Phương cho biết, công ty này cũng đã đầu tư hàng triệu USD cho công nghệ và triển khai hệ thống ERP, warehouse, online, CRM. E-commerce đang chiếm tỷ trọng 15% tỷ trọng doanh số.

Những lợi thế đó đã giúp Bibo Mart tiếp cận với khách hàng tốt hơn, mang đến nhiều sự thuận lợi cho khách hàng.

Trước câu hỏi phải làm thế nào với sự đổ bộ của các thương hiệu bán lẻ nước ngoài, bà Trịnh Lan Phương nói:

“Chỉ cần chúng ta gạch đầu dòng những điều kiện cần trong một thị trường tiềm năng như Việt Nam và cố gắng làm đầy đủ các gạch đầu dòng đó là thành công. Doanh nghiệp nào tham gia vào thị trường cũng đều khó khăn. Tôi muốn nói rằng chúng ta cứ tự tin thẳng tiến vì Doanh nghiệp ngoại vào thị trường cùng gặp khó khăn như chúng ta.

Điều cần làm là học tập, bắt kịp kinh nghiệm của họ với một tư duy rộng mở để lĩnh hội cái mới, túm được hành vi tiêu dùng của khách hàng trong kỷ nguyên số. Khi mà khách hàng chuyển dịch hành vi mua hàng dù online hay offline đếu sẵn sàng phục vụ.”

Theo trí thức trẻ.vn

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…