Chủ tịch FLC có bán “hớ” cổ phiếu?

Thanh khoản sụt giảm, thị giá FLC “bốc hơi” rất mạnh… sau khi cổ đông lớn Trịnh Văn Quyết bán ra 57 triệu cổ phiếu này, đồng thời đăng kí mua vào khối lượng tương ứng. FLC liên tục có giao dịch “lạ” t
Chủ tịch FLC có bán “hớ” cổ phiếu?

FLC sắp phát hành 149,5 triệu cổ phiếu để hoán đổi cổ phần sáp nhập FAM 

Một “kịch bản” hoàn hảo?

Suốt thời gian dài, cổ phiếu FLC vẫn dẫn đầu thanh khoản trên sàn HoSE với giao dịch lớn từ 7-20 triệu đơn vị mỗi phiên, thậm chí đợt “sóng” lớn vừa qua, cổ phiếu FLC khớp lệnh lên tới 72 triệu đơn vị trong phiên và giá tăng trần chạm mốc 9.100 đồng/CP, rồi lại bất ngờ giảm sâu về vùng giá nền tích luỹ 7.000 đồng/CP. Biến động giá FLC gần đây rất khó lường, song thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao, giao dịch sôi động, thu hút mạnh dòng tiền đầu cơ trên thị trường.

Giữa tháng 10 vừa qua, thị trường râm ran thông tin về khả năng FLC sáp nhập vào một công ty “lạ” có vốn điều lệ nghìn tỷ. Ngày 17/10, FLC tăng mạnh chạm mốc 8.000 đồng/CP nhưng ngay lập tức điều chỉnh giảm sâu trong phiên và chuỗi ngày sau đó, FLC “đổ đèo” giảm một mạch về vùng giá 6.000 đồng/CP của thời điểm 6 tháng trước.

Sự “bốc hơi” mạnh của FLC được cho là ảnh hưởng từ kế hoạch sáp nhập FLC và CTCP Nông nghiệp và Xuất khẩu FAM (FAM) – một cái tên “lạ” chưa được công bố trước đó, song có vốn điều lệ tới 1.600 tỷ đồng. Theo kế hoạch được ĐHCĐ bất thường ngày 23/10/2017 của FLC thông qua, tập đoàn sẽ phát hành thêm 149,5 triệu cổ phiếu để hoán đổi toàn bộ cổ phần của FAM, giúp FLC tăng vốn lên 7.578 tỷ đồng. Việc phát hành ồ ạt lượng lớn cổ phiếu trong xu hướng thị giá FLC giảm sâu khiến giới đầu tư lo ngại giá cổ phiếu sẽ tiếp tục giảm sâu.

Điều đáng nói, khi FLC đang trên đà giảm mạnh thì xuất hiện 3 phiên giao dịch (ngày 20, 23 và 24/10) có khối lượng khớp lệnh tăng đột biến lần lượt 29,5 triệu, 48 triệu và 25,5 triệu cổ phiếu FLC. Mặc dù dòng tiền vào mạnh song cổ phiếu FLC vẫn tiếp tục “bốc hơi” 14,3%.

Nửa tháng sau, nghi vấn những giao dịch “lạ” mới được sáng tỏ khi ngày 10/11, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) công bố quyết xử phạt cổ đông lớn Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT FLC tới 60 triệu đồng vì hành vi bán 57 triệu cổ phiếu FLC mà chưa báo cáo vào đúng thời điểm ngày 23 và 24/10. Hiện, ông Quyết là cổ đông cá nhân lớn nhất, sở hữu hơn 155 triệu cổ phiếu FLC, chiếm tỷ lệ 24,32% vốn điều lệ công ty. Như vậy, lượng cổ phiếu mà ông Quyết “bán chui” chiếm tới 1/3 lượng sở hữu, tương ứng giá trị “xả hàng” tới gần 400 tỷ đồng.

Điều khó hiểu, vì sao ông Quyết lại bán 57 triệu cổ phiếu ở vùng “đáy” của 2 tháng qua (ở mức 7.000 đồng/CP), thay vì bán giá cao hơn, như ở vùng đỉnh 9.000 đồng/CP? Hơn nữa, cùng thời điểm bán ra cổ phiếu, ông Quyết công bố mua lại 20 triệu cổ phiếu FLC cùng với 37 triệu cổ phiếu FLC đã đăng kí mua trước đó, nâng tổng lượng mua đúng bằng 57 triệu đơn vị đã bán ra vừa qua.

Tham vọng tăng vốn

Trên sàn chứng khoán, FLC và nhóm công ty thành viên như KLF, Hai, ART… đã không ngừng đẩy mạnh huy động vốn thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cho cổ đông chiến lược hay sáp nhập…

Thực tế, vốn điều lệ của FLC hiện đã tăng vốn gấp đôi trong vòng 3 năm qua, lên mức hiện tại 6.380 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng thêm được dùng để mở rộng đầu tư vào hàng loạt dự án bất động sản lớn tại Thanh Hoá, Bình Định, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh… Nếu thương vụ sáp nhập FAM thành công, FLC sẽ tiếp tục phát hành thêm 149,5 triệu cổ phần để nâng vốn lên 7.875 tỷ đồng.

Trong các đợt tăng vốn gần đây, giá phát hành cổ phiếu FLC là 10.000 đồng/CP, cao hơn 38% so với thị giá cổ phiếu trên sàn ở thời điểm hiện tại (là 6.200 đồng/CP. Mức giá phát hành này hiện chưa hấp dẫn nhà đầu tư, song sắp tới, khả năng FLC sẽ sớm công bố thời điểm chia cổ tức 10% (bằng tiền mặt và cổ phiếu).

Hơn nữa, năm 2017 FLC đặt mục tiêu đạt doanh thu 13 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận 1.230 tỷ đồng. 9 tháng qua, mặc dù liên tục mở rộng đầu tư, kinh doanh song doanh thu của FLC ghi nhận khá “èo uột” chỉ đạt 5.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm mạnh 65% đạt 230 tỷ đồng. Chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là hết quý 4 và năm tài chính 2017 cũng là thời điểm doanh nghiệp bất động sản như FLC sẽ có thể chọn “book” lợi nhuận đột biến.

Và điều lạ là, dù các đợt phát hành dưới mệnh giá cổ phiếu diễn ra liên tục song hàng trăm triệu cổ phiếu FLC vẫn được cổ đông, nhà đầu tư “vét sạch”, giúp công ty tăng vốn nhanh chóng trong tham vọng nâng vốn vượt hơn 10 nghìn tỷ.

Thiên Yết

>> Cổ phiếu ROS tăng trần 5 phiên, em gái chủ tịch FLC “lời đậm” 96 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm