Chứng khoán "nhuộm" sắc đỏ, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro và bán giảm vị thế

Nhiều khả năng VN-Index vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm trong khi tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át hầu hết thị trường. Nhà đầu tư được khuyến nghị hạn chế mua mới đối với các vị thế đang nắm giữ, ưu tiên quản trị rủi ro và bán giảm vị thế, cơ cấu lại danh mục trong các nhịp hồi phục sớm...

Chứng khoán "nhuộm" sắc đỏ, nhà đầu tư nên ưu tiên quản trị rủi ro và bán giảm vị thế

Sau tuần phục hồi ở vùng hỗ trợ 1.245 điểm với thanh khoản suy giảm, VN-Index bắt đầu tuần 15-19/4/2024 với sự kiện căng thẳng địa chính trị leo thang ở khu vực Trung Đông khi Iran quyết định tấn công trả đũa Isarel.

Qua đó phiên đầu tuần 15/4, VN-Index bắt đầu chịu áp lực bán mạnh khi không giữ được các giá vùng hỗ trợ mạnh quanh 1.250 điểm, xác nhận kết thúc xu hướng tăng kéo dài từ tháng 11/2023.

VN-Index sau đó phục hồi ở quanh 1.190 điểm trong phiên tiếp theo lên vùng 1.220 điểm và vẫn tiếp tục chịu áp lực bán mạnh. Trong phiên cuối tuần VN-Index giảm mạnh về 1.165 điểm và phục hồi nhẹ trở lại ở mức 1.174,85 điểm, quanh đường giá trung bình MA200 phiên.

Kết thúc tuần giao dịch chỉ có 4 phiên, VN-Index giảm mạnh 7,97% so với tuần trước với thanh khoản gia tăng. Đây là mức giảm mạnh nhất trong 1 tuần kể từ tháng 10/2022. HNX-Index kết thúc tuần ở mức 220,80 điểm giảm 8,51% so với tuần trước.

Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 130.589,27 tỷ đồng, tăng 36,1% so với tuần trước, trên mức trung bình. Cho thấy áp lực bán gia tăng mạnh, đột biến hơn ở nhiều mã/nhóm mã.

Nhà đầu tư nước ngoài gia tăng giao dịch, tiếp tục bán ròng với giá trị 2.248.23 tỷ đồng trên HOSE; Đây là đang là chuỗi bán ròng đột biến liên tiếp của khối ngoại trên HOSE, mua ròng trên HNX với giá trị 27,86 tỷ đồng.

Trong tuần qua, với áp lực bán mạnh hầu hết các nhóm ngành đều giảm điểm mạnh, thanh khoản giá tăng khá đột biến khi chỉ có 4 phiên giao dịch. Như các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán với BSI (-20,70%), FTS (-18,70%), VDS (-17,31%), VIX (-16,41%)...

Các cổ phiếu ngân hàng hầu hết cũng chịu áp lực bán mạnh như CTG (-11,98%), TPB (-11,23%), NVB (-10,68%), BID (-9,46%).... ngoài LPB (+2,81%), SGB (+0,68%).

Với áp lực bán mạnh, áp lực giải chấp, giảm mạnh dư nợ margin gia tăng, các nhóm ngành khác hầu hết cũng giảm rất mạnh, thanh khoản gia tăng đột biến như các mã bất động sản với FIR (-23,45%), CEO (-21,33%), DXG (-21,21%), NHA (-19,91%)... ngoài QCG (+23,96%) tăng giá đột biến.

Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su cũng có diễn biến tương tự với DTD (-16,20%), KBC (-16,17%), BCM (-15,41%), VGC (-13,23%), GVR (-12,19%)...

Các nhóm ngành khác như cổ phiếu dầu khí cũng chịu áp lực bán mạnh với CNG (-17,47%), POS (-16,48%), PVC (-13,41%), PVS (-10,70%)... ngoài PGS (-4,91%)... xây dựng, vật liệu xây dựng như DPG (-18,28%), KSB (-18,26%), HHV (-17,22%), FCN (-16,88%)... phân bón, hóa chất với LAS (-12,89%), DPM (-10,09%), BFC (-9,92%), CSV (-14,94%), DGC (-9,40%)... thủy sản, nông nghiệp như SBT (-16,02%), DBC (-15,86%), PAN (-13.53%), IDI (-12,35%), ANV (-10,84%)...

anh-chup-man-hinh-2024-04-19-luc-205732-4646.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn

Chứng khoán SHS

Vn-Index tiếp tục giảm điểm và rủi ro rơi về các ngưỡng sâu hơn đang gia tăng. Nhà đầu tư ngắn hạn nên tranh thủ các nhịp thị trường hồi phục để hạ tỷ trọng danh mục về mức an toàn.

Với nhà đầu tư trung, dài hạn, thị trường đang vận động trở lại kênh tích lũy rộng 1.150 - 1.250 điểm và có thể vận động tích lũy lại sẽ kéo dài, do đó nhà đầu tư trung hạn không nên giải ngân trong bối cảnh hiện tại mà cần kiên nhẫn chờ đợi nhịp tích lũy lại tin cậy hơn.

Ưu tiên quản trị rủi ro và bán giảm vị thế

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index trải qua một phiên giảm sâu, giằng co quyết liệt với diễn biến trội sụt biên độ lớn. Chỉ số đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tuần với mức điểm gần thấp nhất, hình thành mẫu nến “Spinning” và vẫn tiếp tục bỏ ngỏ trạng thái giao dịch tương đối tiêu cực khi những nỗ lực đưa VN-Index quay trở lại mức giá đóng cửa của phiên gần nhất đã thất bại khi phe bán vẫn cho thấy sự áp đảo.

Do vậy, nhiều khả năng VN-Index vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm trong khi tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át hầu hết thị trường. Nhà đầu tư được khuyến nghị hạn chế mua mới đối với các vị thế đang nắm giữ, ưu tiên quản trị rủi ro và bán giảm vị thế, cơ cấu lại danh mục trong các nhịp hồi phục sớm.

Cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)

Thị trường tiếp tục theo chiều hướng suy giảm nhưng có dao động mạnh quanh MA(200), 1.176 điểm. Thanh khoản tăng so với phiên trước với nến Star, cho thấy có diễn biến tranh chấp giữa cung và cầu khi thị trường giảm nhanh về vùng MA(200).

Dự kiến thị trường sẽ tiếp tục tranh chấp mạnh quanh MA(200) trong phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, rủi ro suy giảm tiếp diễn vẫn còn tiềm ẩn do nhìn chung áp lực cung vẫn đang nhỉnh hơn so với dòng tiền hỗ trợ.

Do vậy, nhà đầu tư cần thận trọng và giữ tỷ trọng danh mục ở mức an toàn, đồng thời quan sát diễn biến cung cầu để đánh giá lại trạng thái của thị trường. Hiện tại vẫn nên cân nhắc những đợt hồi phục để chốt lời hoặc cơ cấu danh mục theo hướng giảm thiểu rủi ro.

VN-Index có thể sẽ hồi phục

Chứng khoán Mirae Asset

Các yếu tố vĩ mô đang xuất hiện nhiều thông tin tiêu cực, do đó nhìn chung VN-Index đang trong trạng thái rủi ro. Về ngắn hạn việc giảm 8% trong 1 tuần có thể kích thích tâm lý bắt đáy của những nhà đầu tư có trạng thái tiền mặt cao, do đó kỳ vọng VN-Index đang gần 1 nhịp hồi phục kỹ thuật.

Xét trên góc độ kỹ thuật, chỉ số đang được hỗ trợ bởi MA 200 ngày (1.176) và MA 200 tuần (1.181), sau khi chạm các kháng cự quan trọng này lần đầu, VN-Index có thể sẽ hồi phục. Điểm số kỹ thuật ngắn hạn đang ở mức -5 điểm (tiêu cực). Hệ số P/E của VN-Index ở mức 15.6x.

Chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1.150

Chứng khoán BIDV (BSC)

Trong những phiên tới, chỉ số khả năng tiếp tục giằng co quanh ngưỡng này. Trong trường hợp xấu, chỉ số có thể giảm về ngưỡng hỗ trợ 1.150.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm

Thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm

VN-Index trải qua một phiên điều chỉnh tiêu cực với các nhịp giảm điểm gối đầu, sau đó lao dốc mạnh về cuối phiên. Do vậy, nhiều khả năng thị trường vẫn bỏ ngỏ quán tính giảm điểm trong khi tâm lý tiêu cực vẫn đang lấn át trạng thái giao dịch của các nhà đầu tư…

Có thể bạn quan tâm

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...