Chủ tịch Tập Cận Bình muốn Trung Quốc dẫn đầu thế giới vào năm 2050

Chủ tịch Tập Cận Bình đã thể hiện rõ mong muốn Trung Quốc sẽ rở thành nền kinh tế dẫn đầu thế giới vào năm 2050 trong bài phát biểu kéo dài hơn 3 tiếng tại Đại hội Đảng Trung Quốc.
Chủ tịch Tập Cận Bình muốn Trung Quốc dẫn đầu thế giới vào năm 2050

Nhằm đạt được mục tiêu đó, Chủ tịch Tập nhấn mạnh Trung Quốc sẽ tiếp tục mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài, tăng cường cải cách doanh nghiệp nhà nước đồng thời gia tăng các quy định trong lĩnh vực tài chính cũng như phối hợp tốt hơn các chính sách về tài khóa và tiền tệ.

“Ngay lúc này, cả Trung Quốc và thế giới đều đang đứng giữa những thay đổi sâu sắc và phức tạp. Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn quan trọng của cơ hội chiến lược để phát triển. Triển vọng rất tươi sáng nhưng thách thức cũng là vô cùng to lớn”, ông Tập nhấn mạnh.

Chủ tịch Trung Quốc cũng nhấn mạnh quân đội phải nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng đồng thời đặt mục tiêu đưa quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng hàng đầu thế giới vào năm 2050. Trung Quốc cũng sẽ đạt mục tiêu hiện đại hóa quốc phòng vào năm 2035 và trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa giàu có và hùng mạnh hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ này. Trong ngắn hạn, Trung Quốc cần đạt mục tiêu “xã hội thịnh vượng trung bình vào năm 2020”.

Ông Tập cũng đặt ra “giấc mơ Trung Hoa”, xây dựng một “Trung Quốc xinh đẹp” vào năm 2050 với luật pháp, các công ty sáng tạo, môi trường trong sạch, tầng lớp trung lưu mở rộng, vận tải công cộng và giảm khoảng cách giữa thành thị với nông thôn. “Người dân Trung Quốc sẽ được hưởng hạnh phúc và đất nước Trung Quốc sẽ có vị trí cao và vững chắc hơn trên trường quốc tế”, ông Tập nói về tầm nhìn năm 2050.

Phát biểu của ông Tập trong lễ khai mạc Đại hội đảng Trung Quốc lần thứ 19 rất được các nhà đầu tư quan tâm. Họ muốn xem Trung Quốc sẽ làm gì để khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh tăng trưởng trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức.

Ngay lập tức, bài phát biểu của ông Tập đã khiến chỉ số Thượng Hải Composite tăng 0,3% và đồng nhân dân tệ tăng 0,2% so với đồng USD.

Có thể bạn quan tâm

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...