Chứng khoán châu Á: Diễn biến trái chiều

Các nhà đầu tư đang mong chờ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, trong bối cảnh kỳ vọng ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ có thể sẽ cắt giảm lãi suất sớm.
Chứng khoán châu Á: Diễn biến trái chiều

Chứng khoán châu Á đã chứng kiến những diễn biến trái chiều vào thứ Hai (17/6) khi các nhà đầu tư đều chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) sẽ diễn ra vào cuối tuần này.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 có dấu hiệu tăng, trong khi Topix mất 0,32%. Kospi tại Hàn Quốc giảm 0,24% và ASX 200 của Úc giảm 0,22%.

Chứng khoán Trung Quốc cũng mất điểm vào cuối phiên sáng, với Shenzhen composite giảm 0,5% và Shenzhen component giảm 0,6%. Shanghai composite cũng có dấu hiệu giảm.

Trong khi đó, chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 0,6%, một ngày sau khi cuộc biểu tình lớn yêu cầu quan chức hàng đầu từ chức liên quan tới hàng loạt rắc rối về dự luật dẫn độ gây tranh cãi.

Một nhà đầu tư chia sẻ với CNBC rằng tình hình ở Hồng Kông sẽ không gây nên tác động lớn tới thị trường vì họ đang tập trung vào “một viễn cảnh lớn hơn” tại thời điểm này. “Tôi nghĩ cần phải chú trọng tới hai điều: Một là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Hoa Kỳ, điều đó có tác động tới không chỉ Hồng Kông mà còn cả khu vực và thế giới. Và điều thứ hai chính là cuộc họp của FED mà tôi nghĩ là mọi người đều đang theo dõi”, ông Haren Shah, giám đốc điều hành và người đứng đầu các khoản đầu tư tại Taurus Wealth Advisors nói trong chương trình “Street Signs” trên đài CNBC.

Dữ liệu được công bố vào thứ Sáu tuần trước cho thấy tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng năm đang chậm lại ở mức thấp nhất trong 17 năm qua – xuống mức 5%, kém hơn hẳn so với mức kỳ vọng 5,5% từ năm trước. Tình trạng căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ đã làm dấy lên nhiều mối lo ngại về sự chững lại của nền kinh tế tỷ dân.

Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, trong bối cảnh kỳ vọng ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ có thể cắt giảm lãi suất sớm. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích dự đoán sẽ có 3 yếu tố có thể khiến ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ không thay đổi lãi xuất trong cuộc họp lần này: Cuộc gặp gỡ giữa ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình tại G-20 có thể đạt được thoả thuận thương mại; mong muốn không bị coi là chịu sự ảnh hưởng quá nhiều bởi thị trường tài chính và TT Hoa Kỳ; và mong muốn tránh làm cho việc tăng lãi suất tháng 12 như một sai lầm về chính sách.

Chỉ số đồng USD đạt 97.497, tăng 0.697 so với tuần trước. Đồng yên Nhật giao dịch ở mức 108,57 so với đồng đô la và đồng AUD đã đổi tay ở mức $0,6879 giảm từ con số 0,700 của tuần trước.

Giá dầu tăng vào giờ giao dịch buổi sáng tại châu Á, bởi tình hình ở Trung Đông vẫn đang căng thẳng sau nhiều cuộc tấn công vào các tàu chở dầu. Giá dầu thô Brent tăng 0,26% lên 62,17 USD/ thùng, trong khi giá dầu thô tương lai của Mỹ (US crude futures) tăng 0,19% lên 52,61 USD/ thùng.

Theo CNBC

Có thể bạn quan tâm

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Mùa hè buồn của ngành du lịch Mỹ

Ngành du lịch Mỹ đang chao đảo khi lượng khách quốc tế sụt giảm mạnh do căng thẳng chính trị, chính sách nhập cư khắt khe và các rào cản visa, khiến nhiều điểm đến và doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ thất thu nghiêm trọng trong mùa cao điểm…

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Người Hàn mua quà cũ, bỏ tiệc sang để vượt “bão” kinh tế

Đối mặt với lạm phát và kinh tế bất ổn, người tiêu dùng Hàn Quốc đang thắt chặt chi tiêu trong Tháng Gia đình, thời điểm vốn được biết đến với những bữa tiệc hoành tráng và quà tặng đắt tiền, bằng cách mua đồ cũ, chọn quà thực tế và cắt giảm các khoản ăn uống xa hoa…

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Shein và Temu "xoay trục”, đẩy mạnh kinh doanh tại Châu Âu

Đối mặt với việc Mỹ áp thuế nhập khẩu và chấm dứt “ngoại lệ de minimis”, hai “gã khổng lồ” thương mại điện tử Trung Quốc Shein và Temu đang mở rộng kế hoạch chi tiêu quảng cáo tại châu Âu, đặc biệt là Anh và Pháp, để chuẩn bị cho việc mở rộng kinh doanh tại đây…

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu không được ship hàng trực tiếp từ Trung Quốc đến Mỹ

Temu đã ngừng vận chuyển trực tiếp hàng hoá từ Trung Quốc đến người tiêu dùng Mỹ do phải đối mặt với mức thuế quan cao hơn sau khi “ngoại lệ de minimis” chấm dứt, từ đó khiến hàng chục nghìn sản phẩm hiển thị trên website bị đánh dấu là hết hàng…