Chứng khoán châu Á tăng khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách thúc đẩy thị trường

Chứng khoán châu Á hôm nay có phiên tăng điểm, với tâm điểm là thị trường Trung Quốc, sau khi Bắc Kinh nới lỏng các quy tắc tài chính để tăng chi tiêu công, đồng thời nhận được phản ứng tích cực từ ti
Chứng khoán châu Á tăng khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách thúc đẩy thị trường

Những mong chờ về việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần tới cũng thúc đẩy tâm lý của các nhà đầu tư. Tại châu Âu, hợp đồng tương lai Euro Stoxx 50 tăng 0,06%, DAX của Đức tăng 0,04% và FTSE tăng 0,14%.

Chỉ số Shanghai Composite đã tăng 2% sau khi Trung Quốc cho biết (ngày 10/6) rằng họ sẽ cho phép chính quyền địa phương sử dụng tiền thu được từ trái phiếu đặc biệt làm vốn cho các dự án đầu tư lớn nhằm hỗ trợ nền kinh tế có dấu hiệu giảm phát. Chứng khoán Úc tăng 1,5%, KOSPI của Hàn Quốc tăng 0,55% và Nikkei của Nhật Bản tăng 0,3%. Chứng khoán Mỹ cũng có những tín hiệu tích cực, với chỉ số Dow có 6 phiên tăng liên tiếp.

Tuy nhiên, bất chấp những tín hiệu tích cực từ thị trường toàn cầu, những đe dọa thương mại từ phía Mỹ chống Trung Quốc vẫn là hạn chế lớn đối với tâm lý các nhà đầu tư

"Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 10/6 cho biết ông sẵn sàng áp dụng một đợt thuế quan trừng phạt khác đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu ông không thể đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán thương mại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị G20.

Tổng thống Mỹ đã nhiều lần nói rằng ông dự kiến ​​sẽ gặp ông Tập tại hội nghị thượng đỉnh ngày 28-29/6 tại Osaka, Nhật Bản, mặc dù phía Trung Quốc vẫn chưa chính thức xác nhận bất kỳ cuộc gặp nào.

Masahiro Ichikawa, chiến lược gia cấp cao của Sumitomo Mitsui DS Asset Management cho biết, "tin tốt" từ thỏa thuận Mỹ-Mexico có thể chỉ là tạm thời đối với thị trường chứng khoán.

Sự thận trọng vẫn sẽ là tâm lý chủ đạo trên thị trường cho đến hội nghị thượng đỉnh G20. Và không có gì đảm bảo rằng các vấn đề sẽ được cải thiện, ngay cả khi các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh.

Căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh tăng mạnh vào tháng 5 sau khi chính quyền Trump cáo buộc Trung Quốc đã không giữ lời hứa sẽ cải tổ nền kinh tế trong lần đàm phán trước.

Các nhà đầu tư lo ngại rằng cuộc xung đột có thể khiến Trung Quốc trả đũa bằng cách đưa các công ty Mỹ vào danh sách đen hoặc cấm xuất khẩu sang Hoa Kỳ đất hiếm. Trung Quốc hiện chiếm khoảng 80% nguồn cung đất hiếm của Mỹ, một kim loại rất cần thiết cho hàng hóa công nghệ cao.

Có thể bạn quan tâm

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

CEO Samsung Han Jong-hee đột ngột qua đời

Phó Chủ tịch kiêm CEO Samsung Electronics Han Jong-hee, người đã có công dẫn dắt tập đoàn đạt được nhiều đột phá công nghệ và giữ vững vị thế toàn cầu, vừa qua đời ở tuổi 63…

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Tháng hạn của các “ông lớn” công nghệ Tesla, Nvidia, Apple, Amazon

Năm 2025 mới chỉ bắt đầu được 3 tháng nhưng đã là quãng thời gian đầy khó khăn cho "Magnificent Seven”, nhóm cổ phiếu công nghệ hàng đầu Phố Wall. Tesla, Nvidia, Apple và Amazon đều chứng kiến vốn hoá bốc hơi hàng trăm tỷ USD, báo hiệu một năm đầy biến động phía trước…

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Nông dân Mỹ "oằn mình" vì gánh nặng từ thuế quan

Người nông dân Mỹ có thể chịu thêm nhiều tổn thất do chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, với gần một nửa số người tham gia khảo sát của Purdue University/CME Group tin rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến xuất khẩu nông sản Mỹ sụt giảm mạnh...

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Mỹ mở cuộc điều tra gỗ nhập khẩu

Tổng thống Mỹ đã ra lệnh tiến hành một cuộc điều tra thương mại mới về gỗ nhập khẩu trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Canada và Mexico…