Chứng khoán Tiên Phong muốn vay 1.000 tỷ đồng từ ngân hàng VPBank

Số tiền này sẽ được Chứng khoán Tiên Phong dùng để đầu tư kinh doanh trái phiếu chính phủ và chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tín dụng là công ty con của VPBank) phát hành…

Chứng khoán Tiên Phong muốn vay 1.000 tỷ đồng từ ngân hàng VPBank
Chứng khoán Tiên Phong muốn vay 1.000 tỷ đồng từ ngân hàng VPBank

Mới đây, Công ty Cổ phần Chứng khoán Tiên Phong (TPS, mã chứng khoán: ORS) đã công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).

Cụ thể, Chứng khoán Tiên Phong đề nghị VPBank cho vay theo hạn mức/cấp cho công ty hạn mức tín dụng với giá trị tối đa 1.000 tỷ đồng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký hợp đồng tín dụng. Hạn mức này không có tài sản đảm bảo và các tài sản khác.

Với số tiền huy động được, Chứng khoán Tiên Phong cho biết sẽ sử dụng với mục đích cho vay để đầu tư/kinh doanh trái phiếu chính phủ và chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng (ngoại trừ tổ chức tín dụng là công ty con của VPBank) phát hành.

Nghị quyết nêu rõ, hạn mức tín dụng sẽ được VPBank giải ngân cho Chứng khoán Tiên Phong sử dụng phù hợp với mục đích sử dụng nêu trên và hợp đồng/thỏa thuận cho vay ký kết giữa công ty và VPBank.

Một thông tin đáng chú ý khác, vào cuối tháng 11 vừa qua, Chứng khoán Tiên Phong cũng thông qua việc bổ sung chi tiết về mục đích và kế hoạch sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Theo đó, Chứng khoán Tiên Phong sẽ chào bán 100 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền mua. Tỷ lệ thực hiện quyền là 2:1, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu sẽ được mua thêm 1 cổ phiếu mới với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Số cổ phiếu này sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

Nếu chào bán thành công, Chứng khoán Tiên Phong dự kiến thu về 1.000 tỷ đồng. Với số tiền dự kiến huy động được, công ty sẽ sử dụng 700 tỷ đồng cho hoạt động tự doanh chứng khoán, 200 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư vốn và 100 tỷ đồng cho hoạt động kinh doanh, nghiệp vụ hợp pháp khác. Thời gian dự kiến giải ngân trong năm 2024.

Với việc vay vốn từ ngân hàng và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, vốn điều lệ của Chứng khoán Tiên Phong dự kiến sẽ tăng lên 4.000 tỷ đồng.

Về kết quả hoạt động kinh doanh, trong quý 3/2023 Chứng khoán Tiên Phong ghi nhận doanh thu hoạt động tăng 14,5% so với cùng kỳ, đạt mức 630 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán đạt 282,2 tỷ đồng, tăng 68,8% so với cùng kỳ, doanh thu nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán tăng tăng 632 lần so với cùng kỳ, đạt mức hơn 18 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt 71,2 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 59,3 tỷ đồng, lần lượt giảm 19,2% và 16% so với cùng kỳ quý 3/2023.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, Chứng khoán Tiên Phong thu về hơn 2.250 tỷ đồng doanh thu hoạt động. Lợi nhuận sau thuế đạt 169,5 tỷ đồng, tăng gần 4% so với 9 tháng đầu năm 2022.

Tại thời điểm ngày 30/9/2023, tổng tài sản của công ty đạt khoảng 7.054 tỷ đồng, trong đó phần lớn là tài sản ngắn hạn chiếm 7.005 tỷ đồng, tài sản dài hạn chiếm 48,3 tỷ đồng. Nợ phải trả là 4.576 tỷ đồng, trong đó nợ dài hạn là 3.000 tỷ đồng, nợ ngắn hạn là 1.576 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu của công ty tính đến hết quý 3/2023 đạt khoảng 2.477 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2023-12-18-luc-161658-6940.png
Thị giá cổ phiếu ORS trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 18/12, cổ phiếu ORS đang giao dịch quanh mức 16.150 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của công ty trên thị trường đạt khoảng 3.230 tỷ đồng.

Xem thêm

Nhìn từ chứng khoán Mỹ, vì sao cổ phiếu ngành công nghệ chưa thể “gánh” thị trường Việt trên vai?

Cổ phiếu công nghệ nhìn từ Mỹ về Việt Nam: Lý do chưa đủ khoẻ để gồng gánh cả thị trường

Dù được đánh giá là nhóm ngành đầy tiềm nhưng do ít gương mặt trên sàn và vốn hóa thấp nên nhóm cổ phiếu công nghệ có tăng tốt cỡ nào cũng không thể thay thế được nhóm cổ phiếu tài chính và kỳ vọng tạo thành một “cơn sóng” lớn như thị trường Mỹ trong ngắn hạn là điều không thể xảy ra...

Xu thế chứng khoán tuần 18/12-22/12: Những phiên giảm điểm mạnh sẽ là cơ hội tốt để giải ngân

Xu thế chứng khoán tuần 18/12-22/12: Những phiên giảm điểm mạnh sẽ là cơ hội tốt để giải ngân

Nhà đầu tư cần giữ vững tâm lý, duy trì tỉ trọng đối với những cổ phiếu vẫn giữ được vùng hỗ trợ ngắn hạn, không hoảng loạn bán đuổi trong những phiên rung lắc mạnh. Những phiên giảm điểm mạnh sẽ là cơ hội tốt để giải ngân từng phần đối với những cổ phiếu vẫn đang trong xu hướng tăng trung hạn...

Thị trường chứng khoán năm 2024: Rồng bay lên hay rồng bay xuống?

Thị trường chứng khoán năm 2024: Rồng bay lên hay rồng bay xuống?

VN-Index bước sang năm 2024 sẽ tiếp diễn xu hướng tích cực và chỉ số chung của thị trường có thể chạm đến ngưỡng 1.450 điểm. Trong đó, những nhóm cổ phiếu tích cực được các công ty chứng khoán gọi tên trong năm tới là: ngân hàng, bất động sản khu công nghiệp, đầu tư công, dầu khí...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...