Chứng trường Việt chờ đợi gì từ cuộc đua vào Nhà Trắng 2024?

Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 giữa Kamala Harris và Donald Trump hứa hẹn sẽ tạo ra những tác động đáng kể đến thị trường chứng khoán toàn cầu, khi kịch bản Trump đắc cử tiềm ẩn rủi ro về thương mại và thâm hụt ngân sách, trong khi Harris được dự đoán mang lại sự ổn định tài chính...

2 ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump
2 ứng viên Tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump

Cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024 đang ngày càng trở nên căng thẳng và thu hút sự quan tâm không chỉ của giới chính trị mà còn cả các nhà đầu tư trên toàn cầu.

Sau khi bà Kamala Harris trở thành ứng cử viên Tổng thống thay thế cho ông Joe Biden, tỷ lệ ủng hộ của cựu Tổng thống Donald Trump đã giảm xuống, khiến cuộc đua giữa hai ứng cử viên trở nên khó đoán hơn bao giờ hết.

Theo khảo sát của RCP, tỷ lệ ủng hộ của cả hai bên đang bám sát nhau và sự khác biệt sẽ được quyết định tại các tiểu bang trung lập (swing states) như Arizona, Georgia, Michigan, Pennsylvania và Wisconsin.

kb-9593.jpg
Nguồn: KBSV

Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) trong báo cáo phân tích mới đây đã đưa ra quan điểm về những tác động tiềm năng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 đối với thị trường chứng khoán. Theo KBSV, kết quả của cuộc đua có thể dẫn đến những biến động lớn trên thị trường chứng khoán, tùy thuộc vào ai sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo.

Theo KBSV, trong kịch bản bà Kamala Harris đắc cử Tổng thống được đánh giá là kịch bản tích cực đối với thị trường chứng khoán, khi các lập trường chính sách sẽ không có nhiều sự thay đổi với người tiền nhiệm, đi kèm với đó là sự ổn định về mặt chính trị và tranh chấp thương mại giữa các quốc gia sẽ ít có khả năng bùng phát.

Ông Joe Biden – người được cho là sẽ đại diện Đảng Dân chủ trước đó đã từ bỏ ý định tái tranh cử và ứng cử viên thay thế là bà Kamala Harris. Chiến dịch của bà Harris tập trung vào việc tiếp tục triển khai những chính sách được Tổng thống Biden giới thiệu, với tầm nhìn cho nước Mỹ gần như không khác gì bức tranh Biden đã vẽ lên trong cuộc tranh cử năm 2020. Do vậy, những kỳ vọng về kịch bản khi ông Joe Biden đắc cử sẽ chuyển sang bà Harris nhưng nhìn chung không có quá nhiều thay đổi.

Bên cạnh đó, bà Harris cũng tỏ ra thận trọng hơn về thâm hụt ngân sách. Quan chức trong chiến dịch tranh cử của bà cho biết các nguồn thu sẽ tương tự kế hoạch ngân sách 2025 của Tổng thống Joe Biden. Điều này có thể giúp lạm phát dễ kiểm soát và FED tự tin hơn trong các quyết định về lãi suất của mình.

Ngược lại, kịch bản ông Trump quay trở lại làm Tổng thống là kịch bản có thể khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc do ông Trump đã tuyên bố sẽ gia tăng thuế quan với mức thuế 10% với tất cả hàng nhập khẩu và mức thuế 60% với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nếu ông thắng cử nhiệm kỳ hai. Chiến tranh thương mại vốn làm thị trường chứng khoán toàn cầu lao đao giai đoạn 2018-2019 hoàn toàn có thể quay trở lại.

Bên cạnh đó, nhiều khả năng thâm hụt ngân sách của Mỹ sẽ càng thêm trầm trọng nếu ông Trump trúng cử, chi tiêu công được đẩy mạnh, việc kiểm soát lạm phát sẽ thêm phần khó khăn và ảnh hưởng đến việc FED hạ lãi suất theo lộ trình như thị trường kỳ vọng.

Đồng thời, chính trị Mỹ sẽ có nhiều biến động, các chính sách mới khó dự đoán hơn và điều này sẽ khiến khẩu vị chấp nhận rủi ro của nhà đầu tư xuống mức thấp.

Nguồn: KBSV

Nguồn: KBSV

Đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, bên cạnh mối tương quan cao với thị trường chứng khoán Mỹ và thường có xu hướng điều chỉnh khi S&P500 giảm, việc ông Trump trúng cử có thể gây ra rủi ro tăng trưởng kinh tế khi hoạt động thương mại giữa 2 nước rơi vào tầm ngắm do Mỹ thường xuyên thâm hụt thương mại với Việt Nam.

Việt Nam đã gia tăng thặng dư thương mại tương đối đáng kể với Mỹ kể từ năm 2020-2021. Rủi ro bị đánh giá là quốc gia thao túng tiền tệ, cùng những hàng rào thuế quan có thể bị dựng lên sẽ khiến hàng hoá Việt Nam khó khăn hơn để vào Mỹ.

Ngoài ra, sự không chắc chắn về chính sách tài khoá sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 khiến các doanh nghiệp Mỹ thận trọng hơn trong việc đặt đơn hàng mới, dẫn đến việc giảm nhu cầu nhập khẩu và làm chậm lại tốc độ tăng trưởng của nhóm các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

Pyn Elite Fund đã nâng sở hữu tại Haxaco từ 5,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,8% vốn) lên thành 6,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,7% vốn) qua đó trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz chính hãng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam...

Nasdaq lần đầu tiên cán mốc 20.000 điểm

Nasdaq lần đầu tiên cán mốc 20.000 điểm

Hai trong số ba chỉ số chính của Phố Wall đã chứng kiến đà tăng mạnh trong phiên giao dịch thứ Tư, với Nasdaq lần đầu tiên vượt mốc 20.000 điểm sau khi báo cáo lạm phát mới của Mỹ thúc đẩy kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng này…

Thị trường chứng khoán vẫn tăng điểm, chờ đợi vùng đỉnh cũ 1.290-1.300 điểm

Thị trường chứng khoán vẫn tăng điểm, chờ đợi vùng đỉnh cũ 1.290-1.300 điểm

Theo nhận định của công ty chứng khoán, chỉ số sẽ vẫn còn một số rung lắc, điều chỉnh nhẹ nữa để kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.260 điểm (quanh giá trị đường MA50 và MA200 ngày). Tuy nhiên, xu thế chung của thị trường vẫn là tăng điểm để hướng lên vùng đỉnh cũ 1.290-1.300 điểm trong thời gian tới...

Nhà đầu tư ngóng dữ liệu lạm phát, phố Wall giảm điểm

Nhà đầu tư ngóng dữ liệu lạm phát, phố Wall giảm điểm

Chứng khoán Mỹ đóng cửa giảm nhẹ vào thứ Ba khi đà sụt giảm của lĩnh vực công nghệ đã lấn át mức tăng trong ngành dịch vụ truyền thông. Song song với đó, các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi hai báo cáo lạm phát có khả năng ảnh hưởng đến quyết định lãi suất…