Nhận định chuyên gia về chính sách thương mại của hai ứng viên tổng thống Mỹ

Một trong những chủ đề được quan tâm nhất hiện nay là ai sẽ trở thành Tổng thống Mỹ tiếp theo. Dù chỉ chiếm 5% dân số thế giới nhưng Mỹ đóng góp khoảng 15% giá trị gia tăng toàn cầu; vì vậy, không thể phủ nhận vai trò của quốc gia này trong việc định hình nền kinh tế…

Nhận định chuyên gia về chính sách thương mại của hai ứng viên tổng thống Mỹ

Trong một bài phân tích được đăng tải trên chuyên trang của tổ chức truyền thông quốc tế Project Syndicate, chuyên gia kinh tế Shang-Jin Wei cho rằng chính sách thương mại của chính quyền tổng Mỹ tiếp theo – dù là dưới sự lãnh đạo của bà Kamala Harris hay ông Donald Trump – chắc chắn sẽ có tác động lớn đối với kinh tế thế giới.

Ông Shang-Jin Wei là cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hiện là Giáo sư Tài chính và Kinh tế tại Trường Kinh doanh Columbia và Trường Quan hệ Quốc tế và Công cộng của Đại học Columbia (Mỹ).

Ông Wei cho biết, có thể phần nào dự đoán được các ý định của cựu Tổng thống Donald Trump: tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc lên 60% và áp đặt mức thuế 10% đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các quốc gia khác. Những chính sách này sẽ gây thiệt hại lớn nhất cho xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ. Trong khi đó, một số quốc gia cung cấp các mặt hàng thay thế cho hàng hóa Trung Quốc sẽ được hưởng lợi lớn.

Có ý kiến cho rằng, các nền kinh tế phụ thuộc vào chuỗi cung ứng có liên quan với Trung Quốc cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nhiều công ty Hàn Quốc và Nhật Bản xuất khẩu linh kiện sang Trung Quốc, nơi chúng được kết hợp với các linh kiện sản xuất tại Trung Quốc và có thể được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để xuất khẩu sang Mỹ. Điều này có nghĩa là bất kỳ rào cản xuất khẩu nào của Trung Quốc sang Mỹ cũng sẽ làm suy giảm xuất khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và các quốc gia có mô hình tương tự.

Nỗ lực chuyển chuỗi cung ứng sang Ấn Độ, Việt Nam và các nơi khác có thể phần nào giảm bớt thách thức này, nhưng những giải pháp đó cần thêm thời gian để triển khai.

Tất nhiên, ảnh hưởng của "cú sốc thương mại Trump" không dừng lại ở đó. Nếu thuế quan làm chậm sự tăng trưởng của Trung Quốc, nhu cầu nhập khẩu nước này sẽ đi xuống, từ đó tác động tiêu cực tới các đối tác thương mại lớn của nước này như Nhật Bản, Hàn Quốc và khu vực Đông Nam Á.

Chuyên gia kinh tế Shang-Jin Wei lo ngại, các mức thuế của ông Donald Trump còn có khả năng gây rối loạn trật tự kinh tế toàn cầu. Cụ thể, nó có thể vi phạm vào nghĩa vụ pháp lý của Mỹ trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Và điều này sẽ làm dấy lên quan ngại rằng Mỹ không tuân thủ các quy tắc và khuyến khích các quốc gia khác thực hiện các biện pháp trả đũa hoặc bảo hộ.

Về phía ứng viên Đảng Dân chủ Kamala Harris, các chính sách thương mại và chính sách đối ngoại của bà vẫn còn là một ẩn số. Bà có thể tiếp tục với cách tiếp cận của Tổng thống Joe Biden, dù có ít thất thường hơn so với ông Donald Trump nhưng vẫn sẽ làm suy yếu vai trò của Mỹ như một cường quốc thương mại.

Tuy nhiên, cũng có khả năng bà Kamala Harris sẽ noi gương các tổng thống thuộc Đảng Dân chủ trước đây như Barack Obama và Bill Clinton, khôi phục vai trò lãnh đạo của Mỹ trong thương mại toàn cầu, có thể bằng cách tái gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng với Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.

Box: CPTPP phát triển từ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – một thỏa thuận mà cựu Tổng thống Barack Obama dẫn đầu, nhưng chưa bao giờ được phê chuẩn, do quyết định của rút lui của ông Donald Trump vào năm 2017. Dưới sự lãnh đạo của Nhật Bản, CPTPP đã được phê chuẩn vào một năm sau đó.

Nhưng trên thực tế, không có gì đảm bảo rằng bà Harris sẽ lựa chọn những cố vấn thương mại phù hợp hay vượt qua được mọi áp lực từ nội bộ Đảng Dân chủ, chuyên gia kinh tế Shang-Jin Wei nhận xét.

Xem thêm

Góc nhìn kinh tế của bà Kamala Harris

Góc nhìn kinh tế của bà Kamala Harris

Trước khả năng bà Kamala Harris có thể trở thành ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ Mỹ, cùng nhìn lại những quan điểm và lập trường của bà về một số vấn đề kinh tế - xã hội nổi cộm…

Nhóm cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi nếu ông Trump tái đắc cử?

Nhóm cổ phiếu nào sẽ hưởng lợi nếu ông Trump tái đắc cử?

Trong năm đầu tiên ông Trump đắc cử, VN-Index tăng 58%, 2 năm sau đó tăng 46% và cuối nhiệm kỳ của ông Trump thì đại dịch Covid-19 bùng phát nhưng tổng kết sau 4 năm, VN-Index vẫn tăng 65%. Các ngành ngân hàng, dầu khí và công nghiệp đồng loạt ghi nhận kết quả khởi sắc…

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

"Donald Trump 2.0" sẽ như thế nào?

Mỗi cuộc bầu cử đều được coi là bước ngoặt của Hoa Kỳ, đặc biệt là với viễn cảnh của “Trump 2.0”. Những người ủng hộ ông Trump hy vọng vào một cuộc cách mạng. Nhưng với phần lớn các quốc gia và phần còn lại của thế giới, “Trump 2.0” lại có thể là một rủi ro đáng báo động...

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…